Kinh nghiệm của một số nước về sự tham gia của người dân trong

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 30)

việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới

Phát triển nông thôn với việc tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, bình ổn xã hội, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một quốc sách phát triển để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mình.

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về doanh nghiệp hóa nông nghiệp

Thái Lan đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu nông sản từ năm 1977. Chiến lược đó đặt mục tiêu làm cho những nông sản có ưu thế của Thái Lan với tính cách một nước nhiệt đới có thể chiếm lĩnh được thị trường thế giới bằng chính sản phẩm nông nghiệp đã kinh qua chế biến. Công nghiệp chế

biến được chọn là khâu đột phá để thực hiện chiến lược ấy.

Từ quan điểm ấy, họ đã xúc tiến các hoạt động sau:

- Công nghiệp hóa nông nghiệp với nghĩa là làm cho nông nghiệp trở thành một khâu gắn chặt với công nghiệp làm hàng xuất khẩu và do đó phải

phát triển các doanh nghiệp trong công nghiệp đảm nhận liên hiệp với nông dân tạo ra sản phẩm để chế biến có hiệu quả xuất khẩu cao.

- Để có được nền công nghiệp chế biến mạnh như vậy thì phải làm nông nghiệp theo một kiểu tổ chức khác. Tổ chức đó như cách của Thái Lan (có lẽ cũng là nước đầu tiên trong số các nước đang phát triển) là đi theo công thức 4 nhà: Nhà nước + nhà doanh nghiệp + nhà ngân hàng + nhà nông. Trung Quốc rất chú ý đến công thức này. Việt Nam cũng lấy ý tưởng này nhưng lại thay nhà ngân hàng bằng nhà khoa học.

Công thức của Thái Lan nhắm vào việc lập ra các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu theo hướng cả 4 nhà đi từ đầu đến cuối của quá trình sản xuất. Hình thức kết hợp thì linh động thay đổi theo từng loại công việc và sản phẩm, nhưng về nguyên tắc thì cả 4 nhân vật này đều là chủ thể của quá trình sản xuất: Chính phủ địa phương chịu trách nhiệm tạo dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường xá, chọn các nông hộ có khả năng tham gia liên kết với doanh nghiệp ngay từ lúc đầu, chọn những làng xã nào để thực hiện dự án sản xuất; ngân hàng có trách nhiệm đầu tư vốn vào việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi hoặc trồng trọt cho từng nông hộ đã được chọn; doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất và tiêu thụ, lợi nhuận sẽ được chia cho 4 bên theo tỷ lệ thích hợp, Chính phủ thu lợi qua thuế, ngân hàng thu lợi qua lợi tức cho vay, doanh nghiệp thu lợi qua lợi nhuận, nông dân thu lợi qua lợi nhuận và trừ dần các khoản đầu tư về thiết bị dài hạn. Sau 5 – 7 năm, các thiết bị, nhà xưởng, máy móc đã đầu tư cho nông hộ sẽ do nông hộ sở hữu hoàn toàn.

Như vậy, nông hộ không bị lép vế như là người vay lãi ngân hàng hay mang nợ doanh nghiệp. Do đó, cũng không xảy ra tình trạng phải phạt nông dân khi họ không tôn trọng hợp đồng như có thể thấy ở các nơi khác. Kết quả cuối cùng là Thái Lan có được một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông nghiệp và hệ thống các vùng kinh tế nông nghiệp chuyên môn

hóa có quy mô hợp lý. Lúc đầu, Thái Lan làm mô hình này trong chăn nuôi, sau phát triển sang các mặt hàng khác như gạo, thủy sản, và đặc biệt là hoa quả nhiệt đới, hiện đứng hàng đầu thế giới. Đến năm 1989, Thái Lan đã có 14 loại nông sản phẩm xuất khẩu trên thế giới được thực hiện chủ yếu nhờ vào các doanh nghiệp này.

2.2.1.2 Hàn Quốc phát triển nông thôn từ việc tăng cường sự tham gia của người dân thông qua mô hình “làng mới” (Saemaul Undong)

Vào đầu những năm 60 Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Tuy nhiên, một khi ý thức được tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc thời tổng thống Packchunghi đã đề xướng chương trình “làng mới” (Saemaul Undong) và dùng cách này để thúc đẩy sự phát triển tự thân vận động tích cực của các cộng đồng với sự yểm trợ của Nhà nước qua các dự án phát triển nông thôn.

Một số hoạt động của mô hình “làng mới” nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sở đến Trung ương.

- Bầu ra đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển.

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn.

- Phát huy tính dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định.

- Tạo ra một không khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã. - Nhà nước và nhân dân cùng làm.

và xúc tiến các dự án. Lãnh đạo của dự án độc lập với xã trưởng là người chỉ giữ vai trò đại diện hành chính để tránh tình trạng quan liêu hóa thường thấy ở các vùng nông thôn. Ủy ban ở làng xã được kết nối với ủy ban ở các cấp quận, huyện, tỉnh, cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính từng cấp. Các dự án ở từng làng xã xây dựng với sự hướng dẫn của các chuyên viên của các ngành khác nhau. Mỗi dự án phải nhắm vào một công việc thiết thực nhất của làng, mang lại lợi ích cụ thể cho dân làng và do chính dân làng thực hiện. Nhà nước hỗ trợ cho các dự án theo cách ưu tiên cho những cộng đồng biết tự tổ chức và thực hiện dự án một cách thành công, không có việc cấp phát bình quân, cào bằng cho mọi làng nếu ở đó không có những công việc và mục đích thiết thực.

Kết quả của việc thực hiện mô hình nông thôn mới được thể hiện rất nhanh chóng tại các làng mà các dự án được triển khai. Sau 7 năm thực hiện, tổng chiều dài đường giao thông nội làng được tăng lên 42.000 km, đường giao thông nối các làng với nhau là 43.000 km. Hệ thống cầu cống, các công trình cung cấp nước sạch đã được hoàn thiện đồng bộ. Thay đổi lớn nhất là việc thay đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn…). Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn được thay thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn được dùng điện. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Một tác động nữa là làm tăng thu nhập của người dân. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt 824 USD/người/năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ nét.

Đây là cách làm có hiệu quả vì nó đã đánh thức những tiềm năng và những quyết tâm của dân chúng ở từng cộng đồng. Tính tích cực và chủ động của nông dân được khơi dậy thay cho tình trạng trì trệ vốn có ở nông thôn và

từ đó tạo ra những bước phát triển cụ thể trong một cao trào học hỏi và ganh đua giữa các cộng đồng.

2.2.1.3 Đài Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”

Đến cuối những năm 50 của thế kỷ trước, Đài Loan đã cơ bản thực hiện tự cung cấp lương thực và có dư. Sau khi giải quyết vấn đề lương thực, từ năm 1963 trở đi, Đài Loan bắt đầu dồn sức phát triển công nghiệp nhẹ. Điều đáng nói là lúc này, một số quan chức của chính quyền Đài Loan có dấu hiệu coi thường nông nghiệp. Bởi vậy, tới năm 1969, sản xuất nông nghiệp trở nên tiêu điều, kéo theo cảnh tiêu điều trong sản xuất công nghiệp.

Trong hoàn cảnh này, chính quyền Đài Loan buộc phải điều chỉnh chính sách, tức chuyển từ phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” sang “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”.

Chính sách cụ thể là: từ năm 1974, bắt đầu thiết lập một quỹ bình chuẩn lương thực, thực hành chính sách thu mua đảm bảo giá cả đối với các nông sản phẩm như thóc, gạo...; tăng cường đầu tư vào các hạng mục công trình công cộng nông thôn, bao gồm thủy lợi, rừng chắn gió, đường và nước máy...; mở rộng cơ giới hóa nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp; tăng cường nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, nhân lực và kinh phí,...

Sau thập kỷ 80 của thế kỷ trước, bối cảnh chính sách nông nghiệp Đài Loan có sự thay đổi khá lớn: mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao dẫn đến cơ cấu tiêu dùng phát sinh biến động; Ý thức bảo vệ môi trường của con người được nâng cao, khiến cho môi trường sinh thái ngày càng được coi trọng; sự phát triển của nông nghiệp quốc tế hóa và tự do hóa khiến cho nhiều mặt hàng từ nước ngoài được nhập vào Đài Loan, tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm bản địa. Do những thay đổi này, chính sách nông nghiệp của Đài Loan cũng có sự điều chỉnh tương ứng, từ đơn thuần coi trọng chính sách sản xuất nông nghiệp, chính sách thị trường, giá cả chuyển sang cùng coi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng cả chính sách sản xuất nông nghiệp, chính sách thị trường và giá cả, chính sách môi trường nông nghiệp và chính sách xã hội nông thôn.

Kinh nghiệm của Đài Loan chứng minh: Khi đất đai dành để khai khẩn có hạn, cần thiết phải gia tăng sức lao động và đầu tư tiền bạc để nâng cao hiệu quả sản xuất của đất đai. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, sức lao động nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển hướng lớn; cùng với sự đầu tư ngày càng nhiều vào nông nghiệp, khả năng sản xuất của đất đai và lao động cũng gia tăng đáng kể, giúp cho nông nghiệp hiện đại tiếp tục phát triển.

Có thể thấy rằng, kinh nghiệm cơ bản của phong trào xây dựng nông thôn mới Đông Á không nằm ngoài công thức: Chính phủ kết hợp với Hội Nông dân điều tiết quá trình thực thi, trong đó Chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, phải dựa vào tình hình, bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia để có những chính sách, kế hoạch và bước đi thích hợp.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 30)