Để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình nông thôn mới, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Cần có các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân bằng việc đóng góp sức lao động, do đó sẽ làm giảm nguồn kinh
phí mà người dân phải đóng góp. Người dân là người trực tiếp hưởng lợi từ các công trình, khi họ đã nhận ra được tầm quan trọng của các hoạt động phát triển làng, xã thì họ sẽ hưởng ứng ngày càng nhiệt tình hơn.
Nguồn kinh phí được huy động từ dân bao gồm 2 nguồn sau:
- Huy động tại chỗ: huy động người dân đang sinh sống tại làng, xã đóng góp cả về sức người lẫn sức của như đóng góp tiền, công lao động, vật tư tại chỗ,... vào công tác xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Huy động từ bà con xa quê: đây là thành phần người dân trong làng, xã nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm.
Để công tác huy động nguồn lực từ người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới đạt được hiệu quả cao thì những hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khiến người dân tin tưởng vào sự thành công của mô hình nông thôn mới.
Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, họ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó.
Vì vậy, để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, cần phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không chỉ cho riêng xã Phú Lâm mà cho tất cả các địa phương khác trên đất nước Việt Nam.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ