3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp
Các thông tin về cơ sở lí luận và thực tiễn
Các loại sách và các bài giảng, các bài báo có liên quan đến đề tài, tài liệu từ các website có liên quan, các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó
Thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Internet
Số liệu chung về địa bàn nghiên cứu.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã
UBND xã, Ban thống kê xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Là thông tin được điều tra, phỏng vấn thu thập tại xã Phú Lâm thông qua các phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA-Rapid Rural Appraisai): mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch.
+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA-Participatory Rural Appraisal): đây là phương pháp giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá. Phương pháp này giúp cho người dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ.
Tôi tiến hành điều tra 2 loại mẫu phiếu điều tra gồm:
+ Hộ: tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi cụ thể của các hộ điều tra, từ đó đề xuất ra các giải pháp khắc phục. Tiến hành điều tra trực tiếp bằng
xây dựng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn, điều tra 50 hộ. Cơ cấu các nhóm hộ điều tra gồm: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo (theo tiêu chí phân loại của xã) với tỷ lệ 5:20:20:5, được tiến hành chọn ngẫu nhiên.
+ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới: tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đã chuẩn bị trước và phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu những hoạt động cụ thể và kết quả đã đạt được khi triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú Lâm.