Sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 60)

Những năm gần đây, tình hình kinh tế ở xã Phú Lâm có bước tăng trưởng mạnh, thể hiện ở đời sống của người dân khá cao cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ giàu và khá ngày càng tăng.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các nhóm hộ phân theo tình hình kinh tế

Nguồn: Ban thống kê xã

Qua biểu đồ 4.1 ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo trong xã khá thấp (chiếm 5%), tỷ lệ hộ khá chiếm tới 40%. Tuy nhiên theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì tỷ lệ hộ nghèo trong xã phải dưới 3% đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, vì vậy Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cùng với người dân trong xã cần lên kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao thu nhập của hộ, đưa nền kinh tế của xã tăng trưởng hơn.

 Người dân tham gia tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong các mô hình sản xuất

Người dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn. Sự phát triển chung của cộng đồng phụ thuộc sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Để nâng cao sự phát triển của cá nhân cần tăng

cường sự tham gia của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế chung của cả xã đặc biệt là trong sản xuất. Đầu tiên là nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa, điều không thể thiếu đó là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Khi người nông dân nắm bắt các kiến thức cơ bản, hiểu biết các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong việc thâm canh tăng năng suất và như vậy một lần nữa vai trò của người dân được thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập. Khi người dân tham gia với tỷ lệ cao thì càng nhiều người dân được tiếp cận các kiến thức mới, cũng như họ được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ động hơn.

Bảng 4.1 Người dân tham gia tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất S

T

Lớp tập huấn Địa

điểm

Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Hộ giàu Thời

lượng HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ)

1 Kỹ thuật gieo cấy lúa lai

Đông Phù 1 1 4 3 4 3 1 0 1 Ân Phú 1 1 4 2 4 2 1 1 1 Tam Tảo 1 0 4 3 4 2 1 0 1 2 Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân

Vĩnh

Phục 1 1 4 3 4 2 1 0 1

3 Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm

Ân Phú 1 1 4 2 4 1 1 1 1 4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh Giới Tế 1 0 4 2 4 3 1 1 3

Qua bảng số liệu bảng 4.1 ta thấy các mô hình sản xuất đã phát huy được sự tham gia của các nhóm hộ vào các hoạt động tập huấn, đặc biệt là ở các nhóm hộ nghèo, làm mất đi tính tự ti trong cuộc sống của họ, giúp họ vươn lên chủ động tham gia trong các hoạt động phát triển của thôn và làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sản xuất.

 Người dân tham gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hóa là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập đảm bảo cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho bản thân gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.

Trong các nội dung xây dựng nông thôn mới thì nội dung phát triển sản xuất hàng hóa là rất quan trọng. Mô hình nông thôn mới đầu tư cho các hộ ở xã Phú Lâm về sản xuất lúa lai, chăn nuôi gia súc gia cầm, và dự án hoa, cây cảnh với tổng số vốn là 3.871,4 triệu đồng.

Với chủ trương của xã cùng sự hỗ trợ của của bên ngoài hoạt động phát triển nông nghiệp ở xã đã mở rộng diện tích sản xuất lúa lai lên tới 295 ha. Việc mở rộng vùng sản xuất lúa lai là cơ sở để hộ nâng cao năng suất cây trồng, tăng thêm thu nhập cho hộ. Từ đó tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của chính hộ dân. Với sự hỗ trợ của nhà nước về giống (huyện hỗ trợ 50%) và quy trình kỹ thuật, người dân rất tích cực tham gia vào các hoạt động của mô hình.

Việc xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa trên cơ sở khoa học là một trong những yếu tố giúp hộ có thêm việc làm trong thời gian nông nhàn, tăng thêm nguồn thu từ nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện để hộ cải thiện đời sống cho chính mình.

Bảng 4.2 Người dân tham gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất năm 2010 STT Mô hình Tổng số (tr.đ) Hỗ trợ bên ngoài (tr.đ) Dân đóng góp (tr.đ) Tỷ lệ dân đóng góp (%) 1 Mô hình sản

xuất lúa lai 1.212,5 987,0 225,5 18,60

2 Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.085,2 913,5 171,7 15,82 3 Mô hình dự án hoa, cây cảnh 1.573,7 1.218,9 354,8 22,55 Tổng 3.871,4 3.119,4 752,0 19,42

Nguồn: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

Hoa, cây cảnh trong những năm gần đây mang lại lợi nhuận cao cho người dân trong xã đặc biệt là người dân ở thôn Giới Tế. Vì vậy đưa mô hình trồng và chăm sóc hoa cây cảnh theo đúng kỹ thuật và nhu cầu của thị trường vào thực hiện là một trong những chủ trương đúng đắn của xã, phù hợp với yêu cầu của người dân. Mô hình này khi triển khai đã được rất nhiều người dân ủng hộ và tham gia. Tỷ lệ giữa nguồn kinh phí nhân dân tự đóng góp so với tổng kinh phí thực hiện mô hình sản xuất này khá cao là 22,55%. Vì đó là hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập cao cho chính hộ nông dân nên dù không được hỗ trợ nhiều nhưng người dân vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế chung của cộng đồng xã.

Bảng 4.3 Mức đóng góp kinh phí của các hộ điều tra để thực hiện các mô hình sản xuất năm 2010

STT Mô hình Số hộ tham (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia (hộ)

Mức đóng góp (ngìn đồng/ hộ)

1 Mô hình sản xuất lúa lai 24 200

2 Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm 5 500

3 Mô hình dự án hoa, cây cảnh 8 700

Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, mô hình sản xuất lúa lai có số hộ tham gia khá đông trong tổng số các hộ điều tra, nguyên nhân là do mức kinh phí đóng góp cho việc thực hiện mô hình không cao và do tập quán sản xuất nông nghiệp của người nông dân xã Phú Lâm vẫn chủ yếu là trồng lúa. Các hộ phải đóng góp kinh phí cho việc xây dựng mô hình dự án hoa, cây cảnh khá cao lên tới 700.000 đồng/hộ, do mô hình này yêu cầu vốn đầu tư cao mà nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ lại không nhiều.

 Người dân tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã Phú Lâm có nhiều thay đổi, số hộ nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng lên, đời sống người dân được cải thiện. Đó là kết quả của những phong trào do Hội Nông dân xã phát động, điển hình là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của các hộ nông dân trong xã trong nhiều năm qua. Đầu mỗi năm hội đều phát động phong trào để các hộ gia đình trong xã đăng ký thi đua, điều đáng mừng là hàng năm số hộ gia đình đăng ký thi đua đều tăng lên và số hộ đạt chỉ tiêu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng.

Bảng 4.4 Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi qua 2 năm 2009 – 2010

Đơn vị tính: hộ

Chỉ tiêu Trước khi có

mô hình (2009) Sau khi có mô hình (2010) So sánh 10/09 (%) Số hộ đăng ký SXKD giỏi 15 21 140,00

Trong đó: - Cấp trung ương 0 0 0

- Cấp tỉnh 2 3 150,00

- Cấp huyện 6 8 133,33

- Cấp xã 7 10 142,86

Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ

Từ khi xã phát động chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới, bà con nông dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua. Điển hình là số hộ tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tăng lên đáng kể (tăng 12,47%).

Nhờ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi mà hội đã giới thiệu được rất nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào này qua 2 năm. Từ đó tạo điều kiện để các đại biểu, các hộ gia đình có điều kiện trao đổi học tập được nhiều mô hình hay, kinh nghiệm tốt, nhất là bí quyết làm giàu chính đáng trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng của từng cá nhân, hộ gia đình.

Phong trào nông dân tham gia thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo ra khí thế thi đua sôi nổi để khơi dậy ở mỗi hộ gia đình tính năng động sáng tạo, vươn lên làm giàu, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Qua phong trào, hội đã vận động hội viên nông dân khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và nội lực của từng gia đình về đất đai, lao động, vốn để phát huy có hiệu quả, hướng vào thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 60)