Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 39)

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Xã Phú Lâm nằm ở phía Bắc của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 8km, cách thị trấn Lim 2km, có địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp xã Long Châu, Đông Phong huyện Yên Phong. Phía Nam giáp xã Tương Giang, xã Tam Sơn và xã Nội Duệ.

Phía Đông giáp xã Phong Khê thành phố Bắc Ninh và thị trấn Lim. Phía Tây giáp xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong và xã Tam Sơn thị xã Từ Sơn.

Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 276 chạy qua với tổng chiều dài là 6,3km. Đây là một thế mạnh của xã trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong vùng.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình xã Phú Lâm tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30, độ cao trung bình từ 3- 4m so với mực nước biển.

3.1.1.2 Khí hậu thời tiết

Phú Lâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa khá lớn. Thỉnh thoảng có những trận mưa rào với cường độ lớn kèm theo mưa bão khoảng 1- 2 ngày liên tục.

Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa ít có kèm theo khô hanh kéo dài đã làm cho diện tích ao, hồ và các

diện tích đất canh tác bị khô hạn. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8, độ ẩm không khí trung bình trong năm là khá cao.

3.1.1.3 Đất đai

Xã Phú Lâm thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với điều kiện đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp ở xã lên tới 883,86 ha năm 2010 chiếm 72,69% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp là 331,32 ha chiếm 27,24% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiếm một lượng nhỏ khoảng 0,07% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, tương ứng với 0,83 ha. Cơ cấu diện tích đất của xã được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1.

Qua 3 năm tổng diện tích đất tự nhiên của xã không có sự thay đổi, nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã lại có xu hướng giảm dần do sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bình quân mỗi năm lượng đất nông nghiệp giảm 0,08%. Năm 2008, diện tích đất nông nghiệp của xã là 885,20 ha nhưng đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp giảm chỉ còn 884,56 ha và còn có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do diện tích đất trồng lúa giảm, bình quân mỗi năm diện tích đất trồng lúa giảm 1,79%. Người dân trong xã sống bằng nghề nông là chính, với diện tích đất nông nghiệp ngoài trồng lúa là thì các hộ còn trồng thêm cây nông nghiệp khác như hoa, cây cảnh, các cây rau màu,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho mục tiêu đa dạng hóa các loại hình sản xuất.

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Phú Lâm qua 3 năm 2008 - 2010

Diễn giải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) (%)CC DT (ha) (%)CC DT (ha) (%)CC 09/08 10/09 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.215,92 100,00 1.215,92 100,00 1.215,92 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Đất nông nghiệp 885,20 72,80 884,56 72,75 883,86 72,69 99,93 99,92 99,92 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 773,34 87,36 772,70 87,35 745,96 84,40 99,92 96,54 98,21 - Đất trồng cây hàng năm 769,88 99,55 769,24 99,55 742,50 99,54 99,92 96,52 98,21 - Đất trồng cây lâu năm 3,46 0,45 3,46 0,45 3,46 0,46 100,00 100,00 100,00 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 106,94 12,08 106,94 12,09 106,94 12,10 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nông nghiệp khác 4,92 0,56 4,92 0,56 30,96 3,50 100,00 629,27 250,85 2. Đất phi nông nghiệp 329,89 27,13 330,53 27,18 331,23 27,24 100,19 100,21 100,20

2.1 Đất ở 71,42 21,65 71,83 21,73 71,83 21,69 100,57 100,00 100,29

2.2 Đất chuyên dùng 193,29 58,59 193,52 58,55 193,76 58,50 100,12 100,12 100,12 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,51 0,26 0,51 0,26 0,51 0,26 100,00 100,00 100,00 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp 17,83 9,22 17,83 9,21 17,83 9,20 100,0 0 100,0 0 100,0 0 - Đất có mục đích công cộng 174,95 90,51 175,18 90,52 175,42 90,53 100,1 100,1 100,1

0 0 0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,12 1,86 6,12 1,85 6,58 1,99 100,00 107,52 103,69 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng 57,13 17,32 57,13 17,28 57,13 17,25 100,0 0 100,0 0 100,0 0 3. Đất chưa sử dụng 0,83 0,07 0,83 0,07 0,83 0,07 100,00 100,00 100,00

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất NN/hộ (sào/hộ) 7,11 6,60 6,35 92,71 96,30 94,50

2. Đất NN/khẩu (sào/người) 1,64 1,62 1,59 98,82 98,13 98,46

3. Đất NN/lao động NN (sào/lao động) 4,75 4,83 4,94 101,52 102,48 101,98

Bình quân hàng năm diện tích đất nông nghiệp/hộ giảm 5,50%, do số hộ mỗi năm tăng mạnh 5,57% trong khi diện tích đất nông nghiệp mỗi năm lại giảm 0,08%. Diện tích đất nông nghiệp/khẩu mỗi năm giảm 1,54% do dân số của xã mỗi năm tăng 1,47%. Ngoài ra diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp mỗi năm tăng 1,98% do lao động nông nghiệp giảm 2,03% mỗi năm vì có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Lan (Trang 39)