của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới
4.4.1 Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới
Sau gần một năm triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Phú Lâm đã đạt được không ít kết quả tốt, tuy nhiên cũng có những khó khăn ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình. Đặc biệt có những khó khăn ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương, gây cản trở cho việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã.
Bảng 4.12 Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Phú Lâm
STT Khó khăn, hạn chế Số lượng (%)
1 Ý thức của người dân 80
2 Trình độ dân trí 70
3 Kinh tế hộ 66
4 Kinh phí hạn hẹp 56
5 Cơ chế, chính sách của Nhà nước 30
6 Cơ sở hạ tầng 26
7 Trình độ của cán bộ cơ sở 20
Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới theo các mức độ khác nhau, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm:
4.4.1.1 Ý thức của người dân
Đây là yếu tố được đa số người dân đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã. Mô hình mới được xây dựng do vậy vẫn chưa có tác động lớn đến ý thức của nông dân, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của lãnh đạo địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và của Nhà nước. Đó là tâm lý chung của đại đa số người nông dân sống ở những vùng kinh tế chậm phát triển, nhất là vùng sâu vùng xa.
Bảng 4.13 Người dân tham gia các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới
Tiêu chí Tỷ lệ tham gia (%) Ý kiến
Lập kế hoạch 86 Ai cũng tham gia
Triển khai thực hiện 88 Ai cũng tham gia
Lao động 74 Ai cũng tham gia
Kiểm tra, giám sát 92 Ai cũng tham gia
Quản lý, sử dụng 100 Ai cũng tham gia
Hưởng lợi 100 Ai cũng hưởng lợi
Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ
Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy, ai cũng tham gia quản lý, sử dụng và hưởng lợi từ các hoạt động của mô hình nông thôn mới. Tuy nhiên không phải ai cũng tham gia các hoạt động như lập kế hoạch, triển khai thực hiện, lao động và kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, tỷ lệ các hộ tham gia lao động là ít nhất, chỉ có 37 hộ trong tổng số 50 hộ điều tra có tham gia lao động trong các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới. Mọi người nghĩ các hoạt động đó là do Nhà nước, cán bộ triển khai thì họ phải có trách nhiệm thuê lao động về để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương còn chưa cao, vẫn còn tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ của bên ngoài là phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển cộng đồng.
4.4.1.2 Trình độ dân trí
Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, kiến thức về quản lý của cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. Trong khi đó một phần tầng lớp thanh niên trí thức nông thôn được đào tạo không muốn trở về gắn bó xây dựng nông thôn.
Ngoài ra, vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng trong phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng mức, chưa được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động của cộng đồng như: họp và trao đổi ý kiến, xây dựng và đề xuất dự án, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện vai trò theo dõi, giám sát cơ chế gắn kết các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp có tính bền vững.
Một số hộ khi tham gia các hoạt động trong mô hình nông thôn mới chỉ theo kinh nghiệm của bản thân chứ không theo cơ sở khoa học. Ví dụ như khi họ tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện đều theo kinh nghiệm của họ, đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn thấp.
Bảng 4.14 Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ
Đơn vị tính: hộ
Tôi nghĩ mô hình nông thôn mới này do Nhà nước đề ra thì cán bộ lãnh đạo phải có trách nhiệm thực hiện, người dân chúng tôi thì cán bộ bảo gì làm nấy. Vì họ là những người làm công ăn lương Nhà nước mà. Họ làm thành công thì họ được khen thưởng chứ chúng tôi có được gì đâu.
Nhóm hộ Số hộ Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Chưa qua đào tạo Sơ cấp, trung cấp CĐ – ĐH Hộ nghèo 5 1 3 1 4 1 0 Hộ TB 20 3 10 7 11 8 1 Hộ khá 20 2 9 9 8 10 2 Hộ giàu 5 0 2 3 1 3 1 Tổng 50 6 24 20 24 22 4
Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ
Qua bảng số liệu trên ta thấy số chủ hộ được học hết cấp 3 chỉ chiếm 40%, các chủ hộ có trình độ chuyên môn CĐ – ĐH chỉ chiếm 8% trong tổng số các hộ điều tra. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của chính các hộ trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới.
4.4.1.3 Kinh tế của hộ
Theo bảng 4.11 mức chênh lệch giàu nghèo của xã năm 2009 là 10,94 lần và theo số liệu điều tra năm 2010 mức chênh lệch này là 9,81 lần, qua đó ta thấy đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn phổ biến, thu nhập của người dân thấp, chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa nông thôn còn cao đang là những bức xúc xã hội ở nông thôn.
Bảng 4.15 Thu nhập bình quân và mức chênh lệch giàu/ nghèo năm 2010
Nhóm hộ Thu nhập BQ (triệu đồng/tháng) Chênh lệch giàu/nghèo (lần)
Hộ nghèo 0,90 9,81
Hộ trung bình 2,81
Hộ khá 4,76
Hộ giàu 8,83
Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ
Theo ban thống kê xã, thu nhập bình quân của các hộ trong xã từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng, mức thu nhập này mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó, mức chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu và nghèo ở trong xã vẫn còn khá cao. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn có dáng dấp của một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch, lực lượng lao động trẻ, khỏe có kỹ thuật vẫn còn xu hướng rời xa quê hương, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của người dân nông thôn vào các phong trào của làng, xã, trong đó có chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới.
4.4.1.4 Kinh phí hạn hẹp
Tổ chức hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn gặp nhiều khó khăn do kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, trong khi các hoạt động đề ra lại tốn khá nhiều kinh phí. Những thành viên của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cũng chỉ được trợ cấp một phần nhỏ, điều này cũng ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng thành viên, của cộng đồng trong công cuộc phát triển làng xã.
Nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ chiếm 80% trong tổng số nguồn vốn chi cho các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới. Điều này tương đương với việc nguồn kinh phí mà người dân đóng góp vẫn còn khá cao, khiến người dân khá dè dặt trong việc đóng góp tiền của. Mặt khác, khi người
dân tham gia vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới họ cũng không được hỗ trợ gì, làm giảm sự nhiệt tình của họ.
Bảng 4.16 Kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn xã Phú Lâm năm 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Tiêu chí Tổng kinh phí Hỗ trợ bên ngoài Dân đóng góp Tỷ lệ dân đóng góp(%)
Đường giao thông: 15,9 10,3 5,6 35
+ Trục xã 2,3 2,3 0 0
+ Liên thôn, xóm 4,0 3,2 0,8 20
+ Trục nội đồng 9,6 4,8 4,8 50
Trường học 12,0 12,0 0 0
Trụ sở, nhà văn hóa xã 0 0 0 0
Nhà văn hóa thôn 6,0 4,8 1,2 20
Tổng 33,9 27,1 6,8 20
Nguồn: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới 4.4.1.5 Một số khó khăn, hạn chế khác
Ngoài những yếu tố chính đã nêu ở trên thì còn có những khó khăn, hạn chế khác ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm:
- Trình độ văn hóa và chuyên môn của cán bộ quản lý cấp cơ sở còn chưa cao là một trong những khó khăn ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương. Đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ thấp, không có lòng nhiệt tình với công việc, không biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể làm cho công tác vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động của mô hình đạt kết quả không cao.
- Tình hình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là điều đáng lưu ý, đường liên thôn, xóm, lầy lội vào mùa mưa, nhà văn hóa xóm dột nát chưa sửa sang lại làm hạn chế việc tham gia của người dân trong các buổi họp thôn, xóm.
- Đối với cơ chế (cơ chế tài chính), chính sách còn nhiều bất cập, các đơn vị có trách nhiệm còn chưa có sự nghiên cứu, sáng tạo trong vận dụng để
phù hợp với các hình thức thể nghiệm của mô hình theo phương châm “đơn giản về thủ tục, trao quyền nhiều hơn cho cấp thôn, bản”. Đây là một trong những khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định và huy động kinh tế - xã hội ở cấp thôn, bản, phần nào hạn chế việc tăng cường sự tham gia của người dân.
- Các đơn vị Tư vấn chưa tận tình, chủ động bố trí cán bộ chuyên trách xuống hướng dẫn, giúp đỡ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trong việc định hướng cho người dân và xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động của mô hình.
4.4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Phú Lâm
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Đa số người dân được phỏng vấn chỉ học hết cấp 2 và cấp 3, không được đào tạo qua một chương trình đào tạo sơ cấp nào. Một mặt khác là số được đào tạo qua các chương trình sơ cấp, trung cấp và đại học thì chưa phát huy được kiến thức của mình, cách nhìn nhận vấn đề còn bị hạn chế.
Ban quản lý xây dựng mô hình nông thôn mới đã thể hiện được vai trò của mình trong việc huy động và thúc đẩy người dân tham gia tuy nhiên do đa số trình độ chuyên môn còn thấp, khả năng nắm bắt còn chưa nhanh nhạy nên cũng ảnh hưởng đến việc huy động người dân tham gia trong xây dựng mô hình nông thôn mới.
Do kinh tế của xã còn chưa phát triển nên đã làm ảnh hưởng đến sự đóng góp của người dân cho các hoạt động trong mô hình nông thôn mới, cũng như điều kiện để thu hút đầu tư cho xã.