THÖÏC TRAÏNG THÖÏC THI CAÙC COÂNG CUÏ CUÛA CHÍNH SAÙCH TIEÀN TEÄ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN QUA

Các công cụ để thực hiện CSTT bao gồm : Hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ giá hối đoái. Trong thời gian qua, các công cụ này đã được thực thi theo hướng phục vụ tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu của CSTT.

2.2.1 Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTW có thể cung ứng cho tất cả các NHTM trong thời kỳ nhất định ( năm hay quý ) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đó.

Trước tình hình tăng trưởng kinh tế khá cao đi đôi với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và kiểm soát hợp lý sự ga tăng tín dụng. Từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, NHNN đã áp dụng công cụ hạn mức tín dụng và đã kiểm soát được khối lượng tín dụng của 5 NHTMQD và 17 NHTMCP, khống chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán từ đó giảm được tỷ lệ lạm phát ( mối quan hệ giửa hạn mức tín dụng và tỉ lệ lạm phát được thể hiện ở bảng 2.1)

Bảng 2.1 : Hạn mức tín dụng của nền kinh tế

Đơn vị tính : %

Năm Hạn mức tín dụng Tỷ lệ lạm phát Tăng trưởng

kinh tế 2007 53,89 8,3 8,5 2008 23,38 22,97 6,3 2009 37,53 6,88 5,3 2010 31,19 9,19 6,8 2011 10,9 18 6,2

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Tất nhiên kết quả về lạm phát là do sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc khống chế hạn mức tín dụng cũng là một công cụ có hiệu quả.

Từ đầu năm 2012 NHNN đã quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các TCTD theo 4 nhóm : nhóm I là 17%; nhóm II là 15%; nhóm III là 8%. Riêng nhóm IV nhóm các ngân hàng được cho là yếu kém có nguy cơ mất an

toàn, phải cơ cấu sắp xếp lại thì không được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng nào nhưb 3 nhóm trên.

Việc phân loại tín dụng của NHNN bước đầu được đánh giá là tích cực vì sẽ giúp cải thiện thanh khoản toàn hệ thống, giúp hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM ở mức phù hợp hơn, giảm áp lực huy động vốn, giúp mặt bằng lãi suất giảm.

Trong quá trình thực hiện, chỉ có các NHTM trong nước áp dụng hạn mức tín dụng, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh tuy chiếm thị phần tín dụng đáng kể nhưng chưa phải áp dụng. Các NHTM có nhu cầu tăng hạn mức tín dụng đều được NHNN xem xét điều chỉnh nếu thấy hợp lý. Tuy nhiên, việc phân bổ tín dụng trực tiếp như thế tạo sự cứng nhắc kém hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế.

* u đi m

H n m c tín d ng là m t bi n pháp m nh cĩ hi u qu đáng k . Thơng qua đĩ, NHTW kh ng ch đ c l ng ti n cung ng m t cách cĩ hi u qu , l m phát b đ u lùi th tr ng ti n t và giá c d n đi vào th n đ nh. ng th i ph i cĩ s ph i h p ch t ch cơng c h n m c tín d ng v i các cơng c khác c a chính sách ti n t .

*Nh c đi m:

Trên c s h n m c tín d ng, NHTW ti n hành phân b h n m c tín

d ng. Cùng v i th i gian, h n m c cĩ t ng th i đi m này phù h p, th i đi m khác l i khơng phù h p. i u này gây ra các khĩ kh n cho các đ n v khi nhu c u vay v n c a khách hàng t ng cao trong khi đĩ các ngu n k c h n m c tín d ng c ng khơng đ .

Ki m sốt b ng h n m c là cách ki m sốt gị bĩ, c ng nh c khơng phù h p v i c ch hi n nay, m t c ch địi h i s qu n lý ph i h t s c m m d o, uy n chuy n, kh ng ch h n m c tín d ng cĩ th làm m t đi c h i đ u t c a m t s ngân hàng, gi m kh n ng đi u ti t c a NHTW.

2.2.2 Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN.

Khi hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, Nhà nước đã xác định khung pháp lý cho phép NHNN sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc điều hành CSTT.

Điều 16 của Luật NHNN Việt Nam ban hành 1997 đã xác định : “ Để

thực hiện CSTT quốc gia, NHNN sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do

Thống đốc quyết định “.

Điều 20 Luật trên quy định : “ NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối

với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do

Chính phủ quy định “

Tiền dự trữ bắt buộc vượt mức có thể được hưởng lãi suất ( tùy theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ ) nhưng nếu thiếu phải chịu phạt theo lãi suất phạt quy định để nâng cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của các TCTD trong hoạt động kinh doanh của mình.

Cách tính dự trữ bắt buộc là định kỳ 15 ngày và được tính trên cơ sở số dư bình quân ngày. Qua đó, NHNN sẽ nắm số dư tiền gửi và tình hình chấp hành quy chế dự trữ bắt buộc của các TCTD.

Qua các năm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được sử dụng như một công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu của CSTT.

+ Khi cần mở rộng tín dụng, đẩy mạnh kinh doanh của các TCTD, NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ.

+ Khi chỉ số giá tiêu dùng đang tăng và tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ.Mục đích tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này nhằm rút bớt khối tiền trong lưu thông về NHNN, hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM, làm giảm áp lực lạm phát. Quá trình điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được tổng kết qua các năm từ 2007 đến 2011 ở bảng 4,5,6,7,8 phần phục lục

*Nh c đi m

Cơng c này t ra thi u linh ho t vì m t s thay đ i nh v t l d tr b t bu c cĩ th s gây nên s b t n đ nh cho ho t đ ng kinh doanh c a các ngân

+ Vi c t ng t l d tr b t bu c cĩ th nh h ng ngay đ n kh n ng

thanh kho n c a ngân hàng -> cĩ th đ y ngân hàng đ n ch phá s n -> gây tác

đ ng dây truy n đ n các ngân hàng khác.

+ Vi c t ng t l d tr b t bu c làm cho chi phí đi u ch nh b ng cân đ i tài s n r t t n kém vì ngân hàng cĩ th ph i đi vay v i lãi su t cao, bán ch ng khốn v i giá r ho c gi m b t ph n v n cho vay.

D tr b t bu c gi ng nh m t hình th c thu thu nh p vơ hình đ i v i các ngân hàng vì các ngân hàng ph i gi l i m t ph n ti n g i theo yêu c u mà khơng đ c s d ng cho m c đích sinh l i trong khi v n ph i tr lãi ti n g i cho khách hàng.

Cơng c d tr b t bu c r t ít khi đ c NHTW s d ng đ đi u ch nh

nh ng thay đ i nh trong cung ng ti n t . Xu h ng ngày nay ngày càng ít s

d ng cơng c d tr b t bu c trong đi u ti t ti n t . Cơng c này th ng đ c s d ng k t h p v i các cơng c khác đ đi u ch nh l ng v n kh d ng c a các TCTD khi c n thi t.

2..2.3 Lãi suất

Lãi suất là công cụ gián tiếp tác động đến cung ứng tiền trong nền kinh tế và tình hình đầu tư của các doanh ngiệp. Cần phân biệt hai loại lãi suất : lãi suất tín dụng và lãi suất tái cấp vốn, tái chiết chấu

* Lãi suất tín dụng : NHNN đã từng bước thực hiện tự do hóa lãi suất theo tín hiệu thị trường. Có thể phân biệt việc điều hành lãi suất trong thời gian qua thành 4 giai đoạn sau :

- Giai đoạn từ 1993 đến 1995 : NHNN quản lý cả lãi suất tiền gửi và cho vay ( trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất tiền gửi ) và một số nét đặc trưng như sau :

+ Lãi suất được điều chỉnh nhiều lần theo tín hiệu thị trường.

+ Lãi suất tín dụng đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, củng cố uy tín của các NHTM, lượng uy động vốn nhàn rổi vào ngân hàng ngày càng gia tăng, quy mô tín dụng được mở rộng.

+ Lãi suất cho vay dài hạn luôn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và thấp hơn cả lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm, có tình trạng trên là do nguồn vốn huy động trung và dài hạn trong dân cư giai đoạn này rất hiếm, chủ yếu là nguồn ngân sách cấp, vay nước ngoài nên chỉ cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho các công trình trọng điểm theo chương trình phát triển, hầu như không cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và cá thể

- Giai đoạn 1996-1999 : NHNN chỉ quy định trần lãi suất cho vay.

+ Chênh lệch lãi suất cho vay bình quân với huy động bình quân 0,35%/tháng, lãi suất huy động và cho vay cụ thể do Tổng giám đốc (Gíam đốc ) TCTD quy định.

+ Việc bỏ thuế doanh thu ngân hàng ( 01/01/1996) cùng với việc quản lý chặt chi phí kinh doanh ngân hàng đã hạ mặt bằng lãi suất xuống thấp.

+ Để điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường và thực hiện mục tiêu kích cầu của Chính phủ, trần lãi suất cho vay quy định liên tục giảm ở tất cả các loại kỳ hạn và trên cả tài khoản nội và ngoại tệ.

- Giai đoạn 2000-01/06/2002 : NHNN quy định lãi suất cơ bản và biên độ dao động

+ Đến ngày 02/08/2000, NHNN chuyển sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VNĐ và cơ chế quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ theo quy định của Luật NHNN ( QĐ số 241/2000 QĐ-NHNN ngày 02/08/2000). Với việc điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường, đảm bảo sự kiểm soát của NHNN, phù hợp với luật pháp và thị trường tiền tệ của Việt Nam. Đây là một bước tiến mới trong quá trình tự do hóa lãi suất.

+ Lãi suất cơ bản đối với VNĐ liên tục giảm để mở rộng tín dụng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh đồng thời NHNN thực hiện tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ.

+ Từ ngày 01/06/2001, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ. Đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các TCTD, NHNN vẫn khống chế để hạn chế việc gìm giử ngoại tệ trên tài khoản.

- Giai đoạn từ 01/06/2002-đến nay : Thực hiện tự do hóa lãi suất.

+ Căn cứ vào nghị quyết trung ương 5 khóa IX của Đảng và điều kiện kinh tế, tiền tệ trong nước, từ ngày 01/06/2002, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VNĐ trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ mang tính chất tham khảo.

+ Thực tế cho thấy, việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đạt được những kết quả đáng khích lệ, từ sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cho đến tháng 12/2002, lãi suất trên thị trường khá ổn định, chỉ tăng nhẹ khoảng 0,05-0,13%/tháng đối với các kỳ hạn.

+ Trong tình hình tự do hóa lãi suất, do áp lực về vốn trong nền kinh tế nên các NHTM cạnh tranh sôi động đẩy lãi suất huy động vốn nội tệ của tất cả các NHTM đều đồng loạt tăng lên.

+ Từ khi cơ chế tự do hóa lãi suất ngoại tệ (06/2001), lãi suất ngoại tệ trong nước đã tương đối theo sát lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới. Vì vậy, từ 06/2004 đến hết tháng 12/2004 khi Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 5 lần tăng lãi suất chủ đạo USD, thì các NHTM trong nước cũng nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, mức tăng từ 0,5%/năm- 0,7%/năm tùy theo kỳ hạn huy động vốn USD.Lãi suất cho vay ngoại tệ cũng được các NHTM điều chỉnh tăng nhưng chậm hơn lãi suất huy động vốn USD. Khi tình hình lạm phát trong nước gia tăng (2011) để đảm bảo kinh doanh của hệ thống ngân hàng không bị ảnh hưởng xấu, lãi suất thị trường có sự điều tiết tăng lên đến 14%/năm

* Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu

Hình 2.1 : Lãi suất tái cấp vốn từ năm 2007 đến năm 2012

0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 1/12 /200 7 22/1 2/20 08 1/12 /201 0 10/1 0/20 11 1/7/ 2012 G

Hình 2.2 : Lãi suất tái chiết khấu từ năm 2007 đến năm 2012. 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% G G 4.5% 7.5% 6% 7% 13.0% 8.0% 1/12/2007 22/12/2008 1/12/2009 1/12/2010 1/5/2011 1/7/2012

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu là một công cụ gián tiếp có hiệu quả của CSTT. Qua các năm, NHNN đã sử dụng tái cấp vốn kết hợp với các công cụ khác như công cụ lãi suất ngân hàng, dự trữ bắt buộc, thị trường mở để thực hiện mục tiêu của CSTT.

Từ năm 2007 đến nay, NHNN đã dùng hình thức tái cấp vốn để tác động vào kinh doanh ngân hàng và hỗ trợ cho các NHTM. Nhìn chung, mức lãi suất tái cấp vốn đã điều chỉnh giảm nhằm tăng cung ứng tiền và thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và để đảm bảo ổn định lãi suất thị trường, NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất định hướng thị trường, trong đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần để đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng.

Đồng thời, NHNN đã thực hiện việc phân bổ hạn mức chiết khấu cho tất cả các ngân hàng, thông qua đó, nghiệp vụ này được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN.Mặt khác, nghiệp vụ cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng.

Hàng hóa thực hiện tái cấp vốn cũng đa dạng hơn : Để thực hiện Luật sửa đổi một số điều Luật NHNN, NHNN đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cho vay tái cấp vốn dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá và quy định về thị trường mở, cho

phép cả giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch trên. Điều này đã làm tăng đáng kể khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN và đã giúp các NHTM mở rộng khả năng tiếp cận với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, đồng thời tạo điều kiện nâng cao khả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)