Chöùc naêng cuûa Ngaân haøng Trung öông

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

Theo luật NHNN Việt Nam ban hành vào năm 1997 : NHTW là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của NHTW nhằm ổn định

giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các TCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ở Việt Nam, NHTW là ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN ), là thành viên của Hội đồng Chính phủ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHNN là Hội đồng quản trị gồm mười thành viên, Chủ tịch là thống đốc, phó chủ tịch là Phó Thống đốc NHNN, bốn ủy viên cấp thứ là trưởng đại diện cho Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, các ủy viên khác được chọn trong số các chuyên gia kinh tế- tiền tệ. Ngoài chủ tịch Hội đồng quản trị là thống đốc được bổ nhiệm như thành viên khác của Chính phủ, còn các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Thống đốc ngân hàng, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.

Điều hành công việc hàng ngày của NHNN là Thống đốc và một số Phó thống đốc cùng với bộ máy hoạt động cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau cho NHTW :

* Anh, Pháp, Nhật bản,Thái lan, Đức lấy tên nước đặt cho NHTW, do đó, các NHTW này gọi là NHTW Anh quốc, NHTW Pháp quốc, NHTW Nhật bản, NHTW Thái lan, NHTW Đức.

* Ở Mỹ NHTW được gọi là Ngân hàng dự trữ liên bang ( còn gọi là Cục dữ trữ liên bang Mỹ ).

* Ở Trung Quốc, NHTW được gọi là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc * Ở Singapore, NHTW được gọi là Cơ quan tiền tệ Sigapore.

* Ở Việt Nam, NHTW được gọi là NHNN Việt Nam

Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hòa lư thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng, nhằm bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiềm chế lạm phát. Muốn vậy NHTW phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau đây :

1. Chức năng độc quyền phát hành tiền

NHTW nắm độc quyền phát hành tiền giấy và tiền đúc. Trong thời đại ngày nay, việc phát hành tiền giấy không còn dựa trên cơ sở dự trữ kim loại quý, đặc biệt là dự trữ vàng. Nó được thực hiện dựa trên cơ sở uy tín của Nhà nước và sức mạnh của nền kinh tế. Nhờ nắm độc quyền phát hành giấy bạc, NHTW có thể tác động mạnh đến hoạt động kinh tế xã hội, bằng những công cụ điều hành quá trình lưu thông tiền tệ.

Lượng tiền phát hành tiền từ NHTW được đưa vào nền kinh tế qua các ngõ sau :

- Phát hành tiền qua ngõ Chính phủ : việc phát hành tiền này được thực hiện thông qua việ Chính phủ vay tiền của NHTW hay vay nước ngoài.

+ Khi Chính phủ vay tiền của NHTW, lượng tiền này sẽ được đưa vào nền kinh tế thông qua chi tiêu của Chính phủ.

+ Khi Chính phủ vay nước ngoài, lượng vay thường là ngoại tệ hoặc vàng, lượng này thông thường cũng sẽ được ký quỹ ở NHTW để chuyển thành nội tệ.

Trong cả hai trường hợp trên lượng tiền từ NHTW sẽ qua Kho bạc Nhà nước, từ đó, đi vào nền kinh tế thông qua chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.

- Phát hành tiền qua ngõ NHTM : việc phát hành tiền này được thực hiện thông qua việc các NHTM đến vay vốn ở NHTW. NHTW có thể cấp vốn cho các NHTM dưới hai hình thức.

+ Tái chiết khấu chứng từ có giá. + Thế chấp hay ứng trước.

Trong cả hai trường hợp trên lượng tiền từ NHTW sẽ chảy vào các NHTM, từ đó đi vào nền kinh tế.

- Phát hành tiền qua ngõ thị trường mở : việc phát hành tiền được thực hiện thông qua việc NHTW thực hiện nghiệp vụ mua các chứng khoán ( thường là ngắn hạn ) trên thị trường mở nhằm mục đích bơm tiền vào lưu thông

- Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ : việc phát hành tiền được thực hiện thông qua việc NHTW dùng tiền để mua ngoại tệ hoặc vàng, làm tăng dự trữ quốc gia, đồng thời làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế.

2.Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

NHTW chỉ thực hiện chức năng ngân hàng đối với các NHTM và các TCTD, không thực hiện tư cách ngân đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình. Qua đó, NHTW thể hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với hệ thống NHTM và các TCTD. Chức năng này thể hiện ở hai nội dung :

- NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM

Các NHTM đều phải mở tài khoản tại NHTW theo luật định, đồng thời điều đó cũng mang lại lợi ích cho các NHTM trong quá trình thanh toán. Tiền gửi của các NHTM ở NHTW bao gồm :

+ Dự trữ bắt buộc : khoản tiền gửi này áp dụng bắt buộc đối với các NHTM, mức dự trữ cao hay thấp tùy theo quy định của NHTW trong từng thời

kỳ để phù hợp với mục tiêu của CSTT. Mục đích của việc bắt buộc dự trữ này là để hạn chế tín dụng của các NHTM, tránh trường hợp vì hám lợi, các NHTM cho vay hết lượng tiền huy động, dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và đến nền kinh tế nói chung. Mặt khác, thông qua việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã tác động đến khã năng mở rộng cho vay của các NHTM, do đó, tác động đến khối tiền trong nền kinh tế. Vì vậy, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc không chỉ đơn giản đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM mà còn là một công cụ điều hành CSTT.

+ Tiền gửi thanh toán : Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc, các NHTM còn gửi thêm một khoản tiền gửi thanh toán tại NHTW để đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giửa các NHTM với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần.

- NHTW cấp tín dụng cho các NHTM.

NHTW có thể cho các NHTM vay tiền để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá. Trong trường hợp này, NHTW thể hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Việc cho vay này phải được cân nhắc kỹ bởi hai lý do sau :

+ Việc NHTW cho các NHTM vay là một hành động phát hành tiền, do đó, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của CSTT.

+ Nếu NHTW dễ dãi cấp tín dụng cho các NHTM sẽ làm cho các NHTM ỷ lại ở NHTW và vì vậy sẽ không tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

3. Chức năng ngân hàng của Chính phủ

Trước hết, NHTW nhận mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho chính phủ.

Thứ hai, thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối nội cũng như đối ngoại của đất nước.

Thứ ba, là người thay mặt Chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng, thanh toán đối với nước ngoài và tham gia với cương vị thành viên của một số tổ chức tài chính quốc tế.

Thứ tư, quản lý quỹ dự trữ quốc gia.

Dự trữ quốc gia bao gồm các loại tài sản chiến lược mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải có để đối phó với những biến cố, thông thường quỹ này bao gồm các loại ngoại tệ mạnh và vàng. Trong quá trình hoạt động, NHTW giử mức dự trữ không thấp hơn mức tối thiểu mà luật quy định và sẽ chủ động sử dụng quỹ này để phục vụ cho lợi ích quốc gia.

NHTW là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng. Do đó, NHTW đại diện cho Chính phủ, sẽ thực hiện phối hợp với các Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác, để xây dựng và thực hiện CSTT quốc gia.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)