Nhöõng vaán ñeà coøn toàn taïi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 56)

2.3.2.1 Điều hành CSTT để kiềm chế lạm phát chưa đạt hiệu quả cao

Trong những năm gần đây, Chính phủ chưa thật sự kiểm soát được lạm phát như dự kiến. Các mục tiêu lạm phát đề ra hàng năm so với thực tế thường có sự chênh lệch, nhất là những năm có những diễn biến bất lợi đối với nền kinh tế, các chính sách kinh tế luôn đi sau diễn biến thực tế mang tính chất khắc phục thiệt hại hơn là chủ động dự đoán để đưa ra các chính sách phù hợp.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, diễn biến lạm phát ở nước ta là chưa ổn định, việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát của Chính phủ và NHNN chưa thật sự hiệu quả, nó còn chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là do những yếy kém nội tại của nền kinh tế, vì vậy, khó vượt qua những tác động từ bên ngoài. Chỉ có cách nhìn nhận khách quan như trên mới giúp chúng ta có những định hướng đúng đắn để đối phó với những môi trường kinh tế vĩ mô trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

2.3.2.2 Việc huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn còn nhiều bất cập cập

Chính sách tín dụng liên quan đến huy động vốn trung và dài hạn đã được xây dựng và triển khai từ năm 1994 với nhiều hình thức nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn hcế sau :

Để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách dành cho đầu tư còn hạn chế chỉ đáp ứng khoảng 8% so với GDP, vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp hết sức nhỏ. Do vậy, khi cần vốn cho đầu tư phát triển, các doanh nghiệp đều trông mong vào tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Nhưng việc huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng hiện gặp những khó khăn trở ngại sau:

+ Gía ttị đồng tiền chưa thật sự ổn định, giá vàng dao động thường xuyên, diễn biến kinh tế trong nước và thế giới chưa ổn định nên người dân chưa thật sự yên tâm khi gửi tiền dài hạn vào ngân hàng.

+ Thiếu các công cụ đa dạngđể huy động vốn trung, dài hạn, tính thanh khoản của các loại công cụ chưa cao.

Do những khó khăn trên việc huy động vốn trung, dài hạn của các ngân hàng còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu của các NHTM vẫn là vốn ngắn hạn. Trước nhu cầu cao của nền kinh tế, các NHTM đã phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn, điều này đã kéo dài trong nhiều năm gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc cân đối, đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Đầu tư trung dài hạn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhu cầu lớn như các doanh nghiệp lại thiếu những dự án khả thi để phát triển sản xuất hàng hóa kém sức cạnh tranh trên thị trường điều này đã làm hạn chế khả năng hấp thụ vốn vay của ngân hàng kể cả vốn ngắn, trung và dài hạn. Thị trường bất động sản đóng băng trong nhiều năm gây khó khăn cho các NHTM trong việc cho vay vốn để đầu tư trung, dài hạn vào các dự án đất đai, khu dân cư mới, các giao dịch bất động sản qua ngân hàng cũng chựng lại.

Việc xử lý nợ tồn đọng của các TCTD còn nhiều khó khăn và chưa thật sự chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng. Biện pháp chủ yếu được các TCTD sử dụng là dùng quỹ dự phòng rủi ro, sau đó vẫn tiếp tục theo dõi và đưa ra hoạch toán ngoài bảng tổng kết tài sản, việc tận thu nợ tồn đọng chưa được thực hiện rốt ráo.

2.3.2.3 Chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn nhiều hạn chế

Chính sách ngoại hối mặc dù có nhiều cải thiện đáng kể nhưng với quá trình vận động của nền kinh tế vẫn thể hiện những hạn chế sau :

- Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế ngày càng diễn ra phổ biến trong điều kiện cán cân thanh toán của nền kinh tế thường thâm hụt hoặc thặng dư chưa lớn, sức mua nội tệ phụ thuộc nhiều vào USD, khả năng chuyển đổi của nội tệ chưa có, công nghệ ngân hàng phát triển chưa cao, người dân vẫn còn thói quen giử vàng hoặc ngoại tệ thì việc thanh toán mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp bằng ngoại tệ diễn ra tràn lan và ngày càng tăng.

- Việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài kém hiệu quả : đã có những dự án đầu tư chọn sai đối tượng, kinh doanh lổ lã, hậu quả không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ đúng hạn; tình trạng tham nhũng, bòn rút, ăn chia vốn vay nước ngoài của các cán bộ có chức quyền đã ở mức báo động.

2.3.2.4 Việc sử dụng một số công cụ của CSTT chưa đạt hiệu quả cao cao

* Lãi suất

- Chính sách lãi suất chưa thật sự tự do hóa

Lãi suất là công cụ hửu hiệu được nhiều quốc gia sử dụng trong việc đối phó với lạm phát. Trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát như Mỹ, Trung Quốc, các nước EU... cũng đã tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất để kiềm chế lạm phát chưa được áp dụng ở Việt Nam do nhiều lý do.

Thời gian gần đây, khi các nhà kinh tế đã cảnh báo NHNN phải có biện pháp kịp thời để hạn chế lượng tiền trong lưu thông, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng khuyến cáo Việt Nam nên nâng lãi suất để thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao, NHNN cuối cùng cũng phải tăng mạnh dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãi suất huy động và cho vay VNĐ của các NHTM Việt Nam đã ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế và trên thị trường trong nước, các NHTM đang ngấm ngầm chạy đua lãi suất, nếu tiếp tục tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước sức ép tăng lãi suất, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm vào đầu tháng 5/2011 sau đó giảm xuống còn 9%/năm vào ngày 29/06/2012có hiệu lực ngày 01/07/2012. Đây là biện pháp mang tính hành chính không phù hợp với cơ chế tự do hóa lãi suất, NHNN vẫn có thể ổn định lãi suất bằng việc sử dụng kết hợp các công cụ gián tiếp của CSTT, như công cụ lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn và thị trường mở.

Để thực hiện tự do hó lãi suất cần phải có những bước đi thích hợp, đặc biệt là phải gắn liền với sự phát triển của thị trường tiền tệ và việc kết hợp có hiệu quả các công cụ gián tiếp của CSTT.

* Tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phản ảnh sát cung cầu ngoại tệ.

Chế độ quản lý tỷ giá hiện nay vẫn là do NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch, căn cứ vào tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường này hiện nay vẫn còn yếu kém, khối lượng giao dịch không nhiều, nhiều NHTM là thành viên nhưng thường xuyên đứng ngoài cuộc, sự can thiệp của NHNN lại kém linh hoạt.

Ngoài ra, thị trường mua bán ngoại tệ giửa các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ với khách hàng cũng kém linh hoạt vì tỷ giá bán trên thị trường này dựa trên tỷ giá công bố và biên độ cho phép. Tổng doanh số mua bán trên thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh số giao dịch trên thị trường. Trên thị trường tự do việc mua bán ngoại tệ diễn ra giửa các cá nhân, hoặc cá nhân với doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có cả cá nhân người nước ngoài thì diễn ra sôi động, tỷ giá mua bán ngoại tệ tại đây rất linh hoạt, thậm chí thay đổi vài lần trong ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các TCTD với khách hàng.

- Tỷ giá cố định có thể gây ảnh hưởng xấu đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Tỷ giá trong thời gian qua tương đối ổn định, nếu đây là sự ổn định thật sự thì rất tốt, nó thể hiện sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Tuy nhiên, bất cứ một người Việt Nam cũng biết, tỷ giá đó được hình thành do sự can thiệp rất nhiều mặt của NHNN, cả bằng biện pháp hành chính và tác động gián tiếp. Điều đó, là cần thiết với một nước đang phát triển nhưng một chính sách điều hành tỷ giá quá cứng nhắc sẽ tác động tiêu cực đến việc khuyến khích xuất khẩu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên

2.3.3.1 Cơ chế quản lý Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập

- Đối với NHNN

Hệ thống luật, chính sách, nghị định... vẫn tỏ ra khá lúng túng trước yêu cầu của nền kinh tế như luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật kinh doanh bất động sản, luật giáo dục, luật thương phiếu...đến nay vẫn chưa được hoàn thiện ngay cả hai bộ luật ngân hàng là luật ngân hàng và luật các TCTD cũng đã xuất hiện một số nội dung bất cập so với xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng.

Theo luật NHNN hiện nay, NHNN không độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, không độc lập trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động và thậm chí là không tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn công cụ điều hành.

Mối quan hệ của NHNN và ngân hàng các cấp bị gò bó, chồng chéo và phụ thuộc rất lớn vào các quyết định của Chính phủ, các quyết định về cung ứng tiền, CSTT thậm chí đến các thành viên của hội đồng quản trị và điều hành đều nằm dưới sự kiểm soát và chuẩn y củ Chính phủ. Cụ thể, Luật NHNN Việt Nam quy định các điều sau :

- Điều 1 : NHNN Việt Nam...là cơ quan của Chính phủ...NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng...

- Điều 2 : Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng.

- Điều 3 : Chính phủ xây dựng dự án CSTT quốc gia... tổ chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm...

- Điều 5 : NHNN có nhiệm vụ... xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này...

Như vậy, trong cơ chế quản lý NHNN trực thuộc Chính phủ thì chính Chính phủ xây dựng tổ chức thực hiện, quyết định lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm và các vấn đề có liên quan đến tiền tệ chứ không phải NHNN. Kiểu quản lý dàn trải như hiện nay làm cho việc hoạch định và thực thi CSTT rất bị động, lệ thuộc vào Chính phủ và các cơ quan Chính phủ như Bộ tài chính, Bộ kế hoạch-đầu tư... thông qua các nghị định, quyết định, các thông tư liên bộ và nhiều thủ tục khác. Điều này đã gây trơ ngại cho việc thực thi có hiệu quả CSTT.

- Đối với hệ thống NHTM.

Đối với hệ thống NHTM yêu cầu công bằng, bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng chưa được đảm bảo triệt để. Hệ thống NHTM còn chịu sự phân biệt đối xử trong kinh doanh, mọi sự ưu ái về cho vay tái cấp vốn, về dự trữ bắt buộc, về đấu thầu trên thị trường mở... đều được dành cho các NHTM Nhà nước hay nói cách khác chưa có sự cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng. Điều này đã làm hạn chế khả năng kinh doanh, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng nội địa đối với các ngân hàng trong khu vực.

Các dự án xây dựng cơ bản mới được hình thành, chưa được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo cho các doanh nghiệp, đơn vị thi công chạy dự án để được phân bổ vốn đầu tư nhưng vì vốn đầu tư từ Ngân sách xuống rất chậm, địa phương và chủ đầu tư triển khai thi công và vay vốn tại các NHTM. Đến khi công trình hoàn thành hoặc xây dựng dở dang nhưng không được phân bổ vốn hoặc vốn phân bổ quá chậm, NHTM không được chủ đầu tư thanh toán. Trong thực tế hiện nay, hầu hết vốn đọng lại ở các công trình là vốn vay ngân hàng.

2.3.3.2 Năng lực điều hành CSTT của NHNN ở tầm vĩ mô chưa thật sự linh hoạt, thích ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế sự linh hoạt, thích ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế

- Việc thu thập, phân tích thông tin ở NHNN còn chậm

Ở Việt Nam nói chung và lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói riêng, công tác thu thập, phân tích thông tin để đưa ra những dự báo còn chậm so với diễn biến thực tế vì số liệu thông tin chưa được công khai, minh bạch ở từng NHTM và ngay cả ở NHNN hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũng chưa đồng bộ với thông lệ quốc tế, những số liệu về nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống

NHTM, vòng quay đồng tiền, tài sản có ngoại tệ ròng, lượng tiền mặt trong lưu thông... chưa được cập nhật thường xuyên và thường là diễn ra chậm hơn so với thực tế, do đó, NHNN thiếu cơ sở để đưa ra những dự báo và xáx định khối tiền cần thiết cho nền kinh tế.

Thiếu dự báo và quản lý vốn khả dụng của NHTM một cách kịp thời, việc điều hành CSTT của NHNN gặp nhiều khó khăn trong quáù trình điều tiết lượng cung tiền phù hợp với nhu cầu xã hội nhằm khắc phục những tác động bất lợi từ bên ngoài nền kinh tế.

- Sự phối hợp các công cụ, các giải pháp chưa thật sự mang lại hiệu quả cao.

Trong thời gian qua, việc sử dụng các công cụ của CSTT thường là đi sau những diễn biến thực tế, sự điều chỉnh khối tiền cung ứng tăng thêm trong kỳ thường dựa vào các dấu hiệu thị trường như giá cả, tỷ giá, lãi suất, NHNN chưa có những định hướng dài hạn có hiệu quả, các giải pháp đồng bộ để thực hiện cũng như chưa tạo ra được hệ thống truyền dẫn CSTT hoàn thiện, bao gồm việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường thương phiếu... để lãi suất tái chiết khấu do NHNN điều tiết thực hiện đầy đủ vai trò của nó trong việc điều tiết lãi suất thị trường và tác động đến cung tiền. Điều này làm giảm hiệu lực tác động của CSTT đối với nền kinh tế.

2.3.3.3 Năng lực kinh doanh của NHTM chưa cao

Chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, vốn tự có quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực : ở Việt Nam, ngân hàng có vốn tự có lớn nhất...

Các dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, nặng về các nghiệp vụ truyền thống : các dịch vụ phổ biến ở các NHTM hiện nay là cho vay, nhận tiền gửi, các dịch vụ mới như giao dịch qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án, quản lý danh mục đầu tư, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác... chưa phát triển, theo số liệu thống kê của NHNN, các NHTM Việt Nam mới chỉ cung ứng khoảng 300 sản phẩm, trong khi con số này bình quân trên thế giới là 6000 sản phẩm. Các NHTM trong nước với sản phẩm đơn điệu cùng với công nghệ ngân hàng lạc hậu, nếu không có sự cải tiến sẽ mất dần

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 56)