Vieäc huy ñoäng vaø söû duïng voán trung, daøi haïn coøn nhieàu baát caäp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 57)

cập

Chính sách tín dụng liên quan đến huy động vốn trung và dài hạn đã được xây dựng và triển khai từ năm 1994 với nhiều hình thức nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn hcế sau :

Để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách dành cho đầu tư còn hạn chế chỉ đáp ứng khoảng 8% so với GDP, vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp hết sức nhỏ. Do vậy, khi cần vốn cho đầu tư phát triển, các doanh nghiệp đều trông mong vào tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Nhưng việc huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng hiện gặp những khó khăn trở ngại sau:

+ Gía ttị đồng tiền chưa thật sự ổn định, giá vàng dao động thường xuyên, diễn biến kinh tế trong nước và thế giới chưa ổn định nên người dân chưa thật sự yên tâm khi gửi tiền dài hạn vào ngân hàng.

+ Thiếu các công cụ đa dạngđể huy động vốn trung, dài hạn, tính thanh khoản của các loại công cụ chưa cao.

Do những khó khăn trên việc huy động vốn trung, dài hạn của các ngân hàng còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu của các NHTM vẫn là vốn ngắn hạn. Trước nhu cầu cao của nền kinh tế, các NHTM đã phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn, điều này đã kéo dài trong nhiều năm gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc cân đối, đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Đầu tư trung dài hạn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhu cầu lớn như các doanh nghiệp lại thiếu những dự án khả thi để phát triển sản xuất hàng hóa kém sức cạnh tranh trên thị trường điều này đã làm hạn chế khả năng hấp thụ vốn vay của ngân hàng kể cả vốn ngắn, trung và dài hạn. Thị trường bất động sản đóng băng trong nhiều năm gây khó khăn cho các NHTM trong việc cho vay vốn để đầu tư trung, dài hạn vào các dự án đất đai, khu dân cư mới, các giao dịch bất động sản qua ngân hàng cũng chựng lại.

Việc xử lý nợ tồn đọng của các TCTD còn nhiều khó khăn và chưa thật sự chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng. Biện pháp chủ yếu được các TCTD sử dụng là dùng quỹ dự phòng rủi ro, sau đó vẫn tiếp tục theo dõi và đưa ra hoạch toán ngoài bảng tổng kết tài sản, việc tận thu nợ tồn đọng chưa được thực hiện rốt ráo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 57)