Vieäc söû duïng moät soá coâng cuï cuûa CSTT chöa ñaït hieäu quaû cao

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

vẫn còn thói quen giử vàng hoặc ngoại tệ thì việc thanh toán mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp bằng ngoại tệ diễn ra tràn lan và ngày càng tăng.

- Việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài kém hiệu quả : đã có những dự án đầu tư chọn sai đối tượng, kinh doanh lổ lã, hậu quả không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ đúng hạn; tình trạng tham nhũng, bòn rút, ăn chia vốn vay nước ngoài của các cán bộ có chức quyền đã ở mức báo động.

2.3.2.4 Việc sử dụng một số công cụ của CSTT chưa đạt hiệu quả cao cao

* Lãi suất

- Chính sách lãi suất chưa thật sự tự do hóa

Lãi suất là công cụ hửu hiệu được nhiều quốc gia sử dụng trong việc đối phó với lạm phát. Trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát như Mỹ, Trung Quốc, các nước EU... cũng đã tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất để kiềm chế lạm phát chưa được áp dụng ở Việt Nam do nhiều lý do.

Thời gian gần đây, khi các nhà kinh tế đã cảnh báo NHNN phải có biện pháp kịp thời để hạn chế lượng tiền trong lưu thông, các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng khuyến cáo Việt Nam nên nâng lãi suất để thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao, NHNN cuối cùng cũng phải tăng mạnh dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãi suất huy động và cho vay VNĐ của các NHTM Việt Nam đã ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế và trên thị trường trong nước, các NHTM đang ngấm ngầm chạy đua lãi suất, nếu tiếp tục tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước sức ép tăng lãi suất, NHNN đã áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm vào đầu tháng 5/2011 sau đó giảm xuống còn 9%/năm vào ngày 29/06/2012có hiệu lực ngày 01/07/2012. Đây là biện pháp mang tính hành chính không phù hợp với cơ chế tự do hóa lãi suất, NHNN vẫn có thể ổn định lãi suất bằng việc sử dụng kết hợp các công cụ gián tiếp của CSTT, như công cụ lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn và thị trường mở.

Để thực hiện tự do hó lãi suất cần phải có những bước đi thích hợp, đặc biệt là phải gắn liền với sự phát triển của thị trường tiền tệ và việc kết hợp có hiệu quả các công cụ gián tiếp của CSTT.

* Tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phản ảnh sát cung cầu ngoại tệ.

Chế độ quản lý tỷ giá hiện nay vẫn là do NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch, căn cứ vào tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường này hiện nay vẫn còn yếu kém, khối lượng giao dịch không nhiều, nhiều NHTM là thành viên nhưng thường xuyên đứng ngoài cuộc, sự can thiệp của NHNN lại kém linh hoạt.

Ngoài ra, thị trường mua bán ngoại tệ giửa các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ với khách hàng cũng kém linh hoạt vì tỷ giá bán trên thị trường này dựa trên tỷ giá công bố và biên độ cho phép. Tổng doanh số mua bán trên thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh số giao dịch trên thị trường. Trên thị trường tự do việc mua bán ngoại tệ diễn ra giửa các cá nhân, hoặc cá nhân với doanh nghiệp tư nhân, trong đó, có cả cá nhân người nước ngoài thì diễn ra sôi động, tỷ giá mua bán ngoại tệ tại đây rất linh hoạt, thậm chí thay đổi vài lần trong ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch ngoại tệ của các TCTD với khách hàng.

- Tỷ giá cố định có thể gây ảnh hưởng xấu đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Tỷ giá trong thời gian qua tương đối ổn định, nếu đây là sự ổn định thật sự thì rất tốt, nó thể hiện sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Tuy nhiên, bất cứ một người Việt Nam cũng biết, tỷ giá đó được hình thành do sự can thiệp rất nhiều mặt của NHNN, cả bằng biện pháp hành chính và tác động gián tiếp. Điều đó, là cần thiết với một nước đang phát triển nhưng một chính sách điều hành tỷ giá quá cứng nhắc sẽ tác động tiêu cực đến việc khuyến khích xuất khẩu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 58)