Tyû troïng tieàn maët trong toång phöông tieän thanh toaùn coøn quaù lôùn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 63)

quá lớn

Nền kinh tế nước ta đến nay vẫn là nền kinh tế giao dịch bằng tiền mặt, các hình thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng chủ yếu được thực hiện giửa các doanh nghiệp lớn, còn trong dân chúng hầu như tất cả các giao dịch được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không thông qua hệ thống ngân hàng, từ đó, cũng làm giảm hiệu lực tác động của CSTT đến nền kinh tế.

Mặt khác, trong xã hội từ các giao dịch nhỏ như mua hàng tiêu dùng hàng ngày cho đến các giao dịch lớn như mua nhà cửa, xe cộ, đất đai và các bất động sản khác, nhu cầu xã hội đối với các loại giao dịch này rất lớn. Tuy nhiên, vì phải giao dịch bằng tiền mặt và giao trọn gói một lần nên trong thực tế giao dịch gặp nhiều khó khăn làm giảm lượng giao dịch xã hội, các hình thức giao dịch như mua trả góp, trả chậm qua ngân hàng chưa được phổ biến trong xã hội, trong đó, rõ nét nhất là thị trường bất động sản đã không thuận lợi, giờ lại càng đóng băng. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì đầu tư trung,dài hạn của các NHTM càng gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việt Nam đã được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối đầu với những thách thức rất lớn đó là cơ chế quản lý kinh tế chưa thật sự thông thoáng, còn rất nhiều rào cản trong quản lý, làm hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, còn quá nhiều doanh nghiệp độc quyền tồn tại trong nền kinh tế thì chưa nói được sự cạnh tranh thật sự và đây sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Trong bối cảnh kinh tế nêu trên thì các công cụ của CSTT đóng vai trò không nhỏ trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ-ngân hàng, từ đó, đưa nền kinh tế từng bước phát triển, làm tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục đó là NHNN chưa thật sự kiểm soát được tỷ lệ lạm phát, mỗi khi nền kinh tế có những tác động khách quan bất lợi, lập tức đời sống xã hội sẽ bị ảnh hưởng xấu, sự can thiệp của các chính sách tài chính-tiền tệ đã tỏ ra có hiệu quả nhưng rất chậm để đi vào nền kinh tế, mặt khác, việc tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập

Trong chương 2, tác giả nhấn mạnh vào phần phân tích thực trạng các công cụ của CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó, rút ra những thành tựu, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hoàn thiện các công cụ của CSTT ở Việt Nam đến năm 2015

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG HOAØN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG VAØ ĐIỀU HAØNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Mục tiêu tổng quát về kinh tế xã hội năm 2012 là huy động nội lực, ngăn ngừa, xử lý nợ xấu và chặn đà suy giảm kinh tế, phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn năm 2011. Đạt được chuyển biến mạnh mẽ về cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, có bước tiến mới về phát triển khoa học công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của các tầng lớp dân cư, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh.

Theo văn kiện của Đảng và Nhà nước được xác định trong Đại hội Đảng khóa VIII thì đến năm 2020 Việt Nam cơ bản là một nước công nghiệp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất tương đối hiện đại.

Những chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong giai đoạn này là :

- Đảm bảo tốc độc tăng trưởng bình quân trong 10 năm tới là 7-8%. -Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đưa những thành tựu khoa học kỹ thuật đóng góp vào lợi nhuận của nền kinh tế tăng lên hơn 50%.

- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, khống chế mức tăng dân số, đẩy lùi nạn đói nghèo, thu nhập bình quân đầu người ít ra tăng lên hơn 4 lần so với năm 2005, môi trường được cải thiện đáng kể.

- Khai thác tối ưu nguồn lực tối ưu nguồn lực cho tăng trưởng; chủ yếu dựa vào nguồn nội lực, khai thác ngoại lực phải đảm bảo nguyên tắc nội lực hóa nguồn ngoại lực.

-Tạo ra sự gắn kết giửa tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với sự củng cố và mở rộng thị trường trong nước để nền kinh tế có khả năng thích ứng với các biến động của thị trường quốc tế, hạn chế thiệt hại đối với những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Để đạt được những chỉ tiêu trên, Việt Nam cần thực hiện những nội dung chiến lược phát triển đến năm 2020 như sau:

- Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

- Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp để tăng năng suất lao động và phát triển nông nghiệp, thực hiện tốt vai trò là nguồn nội lực có tính bền vững cho quá trình công nghiệp hóa.

- Phát triển đồng bộ, cân đối giửa các vùng kinh tế vừa phát huy lợi thế so sánh các vùng, vừa tạo điều kiện cho các vùng khó khăn có cơ hội phát triển.

Bên cạnh đó, CSTT cũng sẽ định hướng vào việc lành mạnh hóa hệ thống NHTM, các TCTD. Một hệ thống NHTM nói riêng, hệ thống các TCTD nói chung, lành mạnh và ổn định là vấn đề cốt lõi đối với bất kỳ một nền kinh tế nào đặc biệt là đối với nước ta. Vấn đề sát nhập, hợp nhất mới chỉ là một khía cạnh chủ yếu là tăng quy mô, phạm vi có thể đi kèm với giảm chi phí. Vấn đề cốt lõi phải nằm ở hệ thống quản trị NHTM, các TCTD. Tăng cường quản trị ngân hàng theo các tiêu chuẩn an toàn là định hướng đã được xác định và sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt. Đi kèm với nó là hệ thống chế tài đủ mạnh, hệ thống thanh tra, kiểm tra, báo cáo có hiệu quả, hiệu lực.

Từ các chỉ tiêu kinh tế đó, mà có định hướng cho hoạt động ngân hàng là tiếp tục thực hiện một chính sách tiền tệ thận trọng thông qua kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng, nâng cao chất lương chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng, giảm thấp nợ quá hạn nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền góp phần tăng trưởng kinh tế. Nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra ngân hàng, tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn vốn và sự trợ giúp kỹ thuật, quản lý tốt ngoại tệ để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài vào nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng với các mục tiêu : hiệu quả, an toàn, ổn định và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đẩy nhanh quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng trong những năm tới.

Tóm lại : Việt Nam cần nổ lực tập trung để nâng cấp và hoàn thiện hệ

thống ngân hàng nói chung, CSTT nói riêng để CSTT thực sự góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã định.

Thứ nhất : giử mức tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm 7-8%, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và có hiệu quả đồng thời tiếp tục ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, phấn đấu luôn ở mức một con số hàng năm.

Thứ hai : Phát triển hệ thống tài chính tiền tệ thông qua việc hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường, nâng cao năng lực hoạch định chính sách, củng cố và hoàn thiện hệ thống các công cụ CSTT.

Thứ ba : mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ, với phương châm : tín dụng ngân hàng tập trung cho xuất khẩu để thu hút ngoại tệ về cho đất nước, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài và vốn vay của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế : IMF, WB, ADB.

Thứ tư : tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hòa nhập quốc tế về thanh toán, thông tin báo cáo, điều hành thị trường ngoại tệ...

Thứ năm : hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cả về nhận thức, kiến thức, cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cũng như phong cách phẩm chất, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đổi mới và ,phát triển.

Thứ sáu : tăng cường nghiệp vụ thanh tra, kiểm soát để lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và các TCTD, đồng thời củng cố chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước nói chung và hai bộ luật ngân hàng nói riêng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 63)