Söï ra ñôøi cuûa Ngaân haøng Nhaø nöôùc Vieät Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

* Trước Cách mạng tháng tám năm 1945:

Lúc bấy giờ là ngân hàng Đông Dương, đóng vai trò là ngân hàng trung ương đồng thời thực hiện các chức năng của một NHTM.Đây là ngân hàng do chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương chi phối.

* Sau Cách mạng tháng tám đến nay :

Năm 1947 chính phủ ra sắc lện thành lập Nha tín dụng sản xuất và Cục ngân khố quốc gia với chủ trương xây dựng một nền tài chính tiền tệ độc lập.

Đến ngày 6/5/1951, theo sắc lệnh 15/SL của chủ tịch nước Hồ Chí Minh : ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở sát nhập hai tổ chức trên. Theo tinh thần của hiến pháp 1959 đến 1960, thì ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong suốt thời gian từ năm 1951 đến năm 1988 ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa là ngân hàng trung ương giử vai trò độc quyền phát hành tiền, đồng thời vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại còn gọi là hệ thống ngân hàng một cấp.

Năm 1957 Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đó là tiền thân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ngày nay, chức năng chính là cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản.

Năm 1960 Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, trực thuộc ngân hàng Nhà nước ( đó là tiền thân của ngân hàng ngoại thương hiện nay ), chức năng chính là cho vay xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.

Năm 1985 các nước xã hội chủ nghĩa anh em đều xác định theo cơ chế thị trường có điều tiết và hệ thống ngân hàng của họ chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp, hòa vào khí thế chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có bước chuyển biến đáng kể để từ bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường

Ngày 26/03/1988 theo nghị định 53/HĐBT (nay là Hội đồng Chính phủ) của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã chính thức chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong đó ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý còn các ngân hàng thương mại tồn tại dưới hình thức là các ngân hàng chuyên

kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế hoặc một ngành nào đó trong đó :

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trụ sở chính tại 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Có một văn phòng trong nước là 17 Bến Chương Dương và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Có 61 chi nhánh ngân hàng Nhà nước đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có chức năng chính là quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

+ Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có chức năng chính là kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng, được phép tự do cạnh tranh nhau để thu lợi nhuận và chịu sự quản lý Nhà nước của ngân hàng Nhà nước Việt Nam..

Từ năm 1988 trở đi thành lập một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tài chính tín dụng khác.

Tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời đó là : + Pháp lện ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Pháp lệnh ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng. Tạo nên khung pháp lý quy định chức năng quản lý và kinh doanh của hệ thống ngân hàng hai cấp này.

Đến 12/12/1997 chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố hai luật ngân hàng :

+ Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam + Luật các tổ chức tín dụng

Và hai luật này có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998 thay cho hai pháp lện ngân hàng. Nhằm củng cố và hoàn thiện hơn nữa hoạt động hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. Củng cố quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam hòa nhập hệ thống ngân hàng thế giới đồng thời củng cố vai trò của ngân hàng Nhà nước với tư cách ngân hàng trung ương của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)