Khoù khaên

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

Xuất phát từ chổ có quá nhiều mục tiêu đề ra cho việc thực thi CSTT, chẳng hạn như CSTT phải nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm hệ thống tài chính ổn định, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, ổn định tỷ giá...Trong số các mục tiêu đề ra như vậy sẽ có những mục tiêu mà khi thực hiện sẽ dẫn đến kết quả ngược lại cho mục tiêu kia chẳng hạn như để kích thích xuất khẩu thì phải phá giá đồng nội tệ, mà nếu phá giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát, giá trị của đồng nội tệ không ổn định mặt khác khi phá giá đồng nội tệ thì giá cả hàng trong nước tăng, chi phí cấu thành sản phẩm xuất khẩu tăng thì chưa chắc có lợi thế cho xuất khẩu...hoặc nếu theo đuổi một cơ chế tỷ giá cố định thì không thể có sự lưu chuyển vốn tự do cũng như không thể làm cho đồng tiền có khả năng chuyển đổi và dĩ nhiên còn rất nhiều mục tiêu khác không thể xảy ra đồng thời khi thực hiện CSTT.

Ngoài ra, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mặt trái của nó là các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn do tác động phụ của chính sách tài khóa (như thuế TNDN và phí cao )và CSTT thắt chặt. Mặc du,ø Chính phủ có những biện pháp hổ trợ giảm bớt tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, nhưng năm 2012 vẫn sẽ là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản, chứng khoán sụt giảm mạnh khiến cho hệ thống ngân hàng phải chịu áp lực, đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu do vậy, sẽ ảnh hưởng đến việc hổ trở doanh nghiệp không có nguồn vốn phát triển trong thời gian tới đây.

Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho nền kinh tế vượt khó khăn trong năm 2012 là giảm lãi suất phù hợp với thực tiễn. Mặt bằng lãi suất năm 2012

cần giảm lãi suất huy động xuống còn 9%-10%/năm lúc đó lãi suất cho vay cũng phải giảm theo. Trước mắt, cần tập trung giải quyết bài toán thanh khoản, về mặt chính sách có sự nới lỏng nhất định, tiếp tục thực hiện khống chế tăng trưởng tín dụng mức 15-17%, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng không chảy vào đầu tư chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng thì sẽ không gây hiệu ứng lạm phát.

Những khó khăn trên dẫn đến khi thực hiện CSTT luôn bộc lộ những khuyết điểm của nó, tuy nhiên cần phải phân tích rõ những mặt tích cực và hạn chế của chính sách cả trong ngắn hạn và dài hạn để từ đó ưu tiên thực hiện cho những lợi ích tác động của CSTT.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 67)