VAI TROØ CUÛA CAÙC COÂNG CUÏ THÖÏC THI CHÍNH SAÙCH TIEÀN TEÄ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

Vai trò của các công cụ thực thi CSTT chủ yếu để điều tiết kinh tế vĩ mô, thông thường khi nói đến điều tiết kinh tế vĩ mô thường tập trung vào bốn mục tiêu chính như sau :

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP hay

GNP so với chỉ tiêu GDP/người vào những mốc thời gian nhất định. Đây là mục tiêu bao trùm nhất của kinh tế vĩ mô phản ảnh chung nhất về thành tựu phát triển của một nền kinh tế. Tuy chỉ báo này chưa phản ảnh đầy đủ chất lượng của một nền kinh tế, nhưng luôn luôn là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá sự thành công hay thất bại của một nền kinh tế.

* Kiểm soát giá cả thông qua chỉ báo CPI hay thường nói là kiểm soát lạm phát là chỉ báo quan trọng nhất phản ảnh tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chỉ báo còn được sử dụng như một công cụ giải quyết mối quan hệ giửa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội.

* Tạo việc làm mới cho xã hội, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo vừa phản ảnh tình trạng của nền kinh tế, vừa phản ảnh tính ổn định về mặt an sinh xã hội. Thông thường ở các nước đây là chỉ báo rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà có ý nghĩa chính trị phản ánh năng lực quản lý điều hành của một chính phủ. Số việc làm mới tạo ra một năm còn phản ánh mối quan hệ giửa đầu tư với tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giửa các chính sách kinh tế tài chính với chính sách nhân dụng.

* Tăng xuất khẩu ròng ( lấy kim ngạch xuất khẩu-kim ngạch nhập khẩu ) nhất là đối với những nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

Để thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, Nhà nước thường sử dụng 4 nhóm chính sách hay còn gọi là nhóm các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như sau :

+ Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ.Đây là những chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường. Chính sách thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ như chính tăng công chi để kích thích sức cầu của nền kinh tế chẳng hạn như tăng thuế để hạn chế tiêu dùng.

+ Nhóm các CSTT được NHTW sử dụng để điều tiết thị trường tài chính mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thường CSTT có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như : lãi suất, hối đoái, DTBB, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ thị trường mở.

+ Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giửa tích lũy và tiêu dùng và điều tiết khối cầu của nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng thường xuyên trong trường hợp nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.

+ Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh mối quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục tiêu tăng xuất khẩu ròng, đồng thời cũng điều tiết tổng cung và tổng cầu nội địa của nền kinh tế.

Tóm lại : với vai trò là công cụ thực thi CSTT chủ yếu tác động đến sự vận động của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. CSTT của nước ta trong thời gian gần đây đã được Chính phủ sử dụng một cách linh hoạt trong việc

kiềm chế lạm phát và đang góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế hiện nay. CSTT chính là công cụ để hổ trợ các doanh nghiệp tái cấu trúc nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thông qua việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ tiền tệ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)