Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 53)

Trải qua hơn 4000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nền Y học Việt Nam, nảy sinh, phát triển ngày càng đi sâu vào việc nghiên cứu tổng kết khoa học, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và từng bước thực hiện mục tiêu: “Nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng một tốt hơn”

Ở Ninh Bình, trước cách mạng tháng 8/1945, từ vùng rừng núi đến vùng biển, đâu đâu cũng có lang y, thầy thuốc khám trị bệnh cho dân. Người thầy thuốc lấy y đức làm trọng, cứu giúp con người khỏi ốm đau bệnh tật.

Cách mạng tháng 8 thành công, Ngành y tế Ninh Bình được xây dựng và trở thành lực lượng cách mạng của Đảng, nhanh chóng triển khai công tác phòng và chữa bệnh cho dân, đồng thời cùng với quân và dân trong tỉnh tham gia kháng chiến chống đế quốc xâm lược, bảo vệ quê hương.

Sau hơn 60 năm (1945-2010), xây dựng và phục vụ chiến đấu chống đế quốc xâm lược, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Ngành y Ninh Bình đã từng bước trưởng thành, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, làm nên truyền thống vẻ vang của quân và dân Ninh Bình.

Từ cơ sở ban đầu, với vài chục nhân viên y tế và một số ít dụng cụ thông thường, ngày nay ngành đã có một hệ thống tổ chức hoàn thiện và khoa học, với một đội ngũ cán bộ, thầy thuốc có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các cơ sở y tế của ngành từ tỉnh đến xã, phường, thôn bản được mở rộng, củng cố và nâng cao với trang thiết bị khá đầy

đủ ngày một hiện đại, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mọi điều kiện nhất là thời kỳ đổi mới trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Từ sau cách mạng tháng 8 cho đến nay ngành y Ninh Bình không ngừng phát triển cả về trình độ năng lực và quy mô, mục tiêu chính của ngành y Ninh Bình là chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người dân Ninh Bình. Ngành y Ninh Bình đã cứu chữa cho hàng chục vạn người khỏi bệnh hiểm nghèo, đem lại niềm vui hạnh phúc cho hàng vạn gia định. Ngành còn tham gia cứu chữa cho hàng ngàn thương bệnh binh, trả lại cho họ cuộc sống, sản xuất, công tác và chiến đấu. Góp phần nâng cao tuổi thọ làm cho mọi người sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Tạo niềm tin yêu cho nhân dân, ngành thực sự là một đội quân cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình .

Sự thành công và những đóng góp to lớn của ngành, nhất là từ sau cách mạng tháng 8 đến nay nó thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng phát triển ngành y với nhiệm vụ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; giữa đào tạo bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ với quá trình tổ chức thực hiện ở từng thời kỳ cách mạng, trong từng điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh và khả năng thực tế của ngành. Ngành đã đi sâu nghiên cứu đề ra những chủ trương, những kế hoạch và giải pháp thích hợp đối với yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn.

Ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hay sau hòa bình lập lại tháng 7 năm 1954 thì việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ được ngành hết sức chú trọng, ngành đã mở các lớp đào tạo, tuyển chọn cán bộ đưa đi học ở các trường Đại học, trung cấp, bồi dưỡng các chuyên khoa v..v . và đồng thời thành lập thêm các đơn vị y tế, nhất là y tế cơ sở để làm công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời cứu chữa bệnh nhân.

Sau ngày thống nhất đất nước (30-4-1975). Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa

xã hội. Y tế khu vực Ninh Bình cùng với Y tế Hà Nam Ninh ra sức chăm lo xây dựng ngành, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trong điều kiện đất nước vừa qua khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, ngành y Ninh Bình còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Song với tinh thần tự lực, tự cường ngành đã từng bước khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Từ ngày tái lập tỉnh (1-4-1992), y tế Ninh Bình có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Với trọng trách là ngành chăm lo sức khỏe toàn dân, ngành đã xác định rõ trách nhiệm của mình trước Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Thấm nhuần Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, với quan điểm: “Phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe và “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và đề ra chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện sát thực với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.

Sau ngày tái lập tỉnh theo kết quả khảo sát thì ở tuyến tỉnh, biên chế khu vực hành chính sự nghiệp là 518 người trong đó bác sỹ 119, dược sỹ đại học 20, y sỹ 64, dược sỹ trung học 7, y sỹ 64, dược sỹ trung học 7, y tá trung cấp 100, nữ hộ sinh trung cấp 10, còn lại là cán bộ khác. Ở tuyến huyện, thị xã, các đơn vị y tế được tổ chức quản lý theo lãnh thổ, thực trực thuộc UBND các huyện, thị xã. Sở Y tế chỉ quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật. Mô hình tổ chức không thống nhất, có 5 phòng y tế huyện và một trung tâm y tế thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp không có phòng y tế cũng không có trung tâm y tế mà chỉ có 2 cán bộ làm công tác quản lý trực thuộc UBND thị xã. Các đơn vị y tế tuyến huyện bao gồm phòng y tế, trung tâm y tế, bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Tổng số giường bệnh tuyến huyện có 700 giường điều trị nội trú và 120 giường

lưu của 12 phòng khám đa khoa khu vực. Biên chế đơn vị sự nghiệp có 902 người trong đó: Bác sỹ 115, dược sỹ đại học 28, y sỹ 227, y tá trung cấp 129, nữ hộ sinh trung cấp 34, dược sỹ trung cấp 16. Do cơ chế quản lý phân tán, phân cấp theo lãnh thổ, mọi hoạt động của y tế tùy thuộc vào sự quan tâm của các cấp chính quyền và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng kinh phí của từng địa phương.

Ngành Y tế Ninh Bình đến nay đã có 33 đơn vị trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 14 đơn vị bệnh viện trực thuộc. Ở tuyến tỉnh có 7 đơn vị bệnh viện trực thuộc bao gồm: Bênh viện Đa khoa tỉnh (500 giường), bệnh viện Tâm thần (100 giường), bệnh viện Y học cổ truyền (100 giường), bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi (100 giường), bệnh viện Sản nhi (200 giường), bệnh viện Mắt (50 giường). Tuyến huyện có 7 bệnh viện trực thuộc bao gồm: Bệnh viện Nho quan (150 giường), bệnh viện Kim Sơn (130 giường), bệnh viện Hoa Lư (70 giường), bệnh viện Gia Viễn (90 giường), bệnh viện Yên Khánh (70 giường), bệnh viện Yên Mô (90 giường), bệnh viện Thị xã Tam Điệp (100 giường). Các bệnh viện tuyến huyện phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Bảng 2.1: Năng lực của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

STT Bệnh viện tuyến tỉnh Số giƣờng bệnh STT Bệnh viện tuyến huyện Số giƣờng bệnh

1. BV Đa khoa tỉnh 500 1. BV Nho quan 150

2. BV Tâm thần 100 2. BV Kim Sơn 130

3. BV Y học cổ

truyền 100 3. BV Hoa Lư 70

4. BV điều dưỡng 100 4. BV Gia Viễn 90

5. BV Lao và bệnh

6. BV Sản nhi 200 6. BV Yên Mô 90

7. BV Mắt 50 7. BV thị xã Tam Điệp 100

Nguồn:Báo cáo công tác nghiệp vụ chuyên môn của Sở Y tế Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 53)