Định hướng chung về quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 92)

Theo xu hướng chung của nhà nước về đổi mới quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện các định hướng của nhà nước về đổi mới quản lý tài chính:

Thực hiện triệt để Kết luận của Bộ Chính trị (kết luận số 42KL/TW ngày 1/4/2009) về đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiêp y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ y tế.

Nguồn tài chính công, gồm ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế phải là nguồn chính, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng chi xã hội cho y tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo hoạt động của các cơ sở khám và chữa bệnh tại các bệnh viện công lập.

Thông qua hình thức bảo hiểm y tế Nhà nước bảo đảm kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

Ngân sách nhà nước trợ giúp kinh phí thực hiện khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng cần ưu tiên khác.

Đảm bảo cho các đối tượng này được hưởng các dịch vụ y tế bình đẳng như các đối tượng khác, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế.

Thay đổi lại cơ cấu phân bổ dự toán ngân sách

Theo hướng ngân sách nhà nước sẽ được đảm bảo để thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung vào các đối tượng chính sách, ưu tiên.

Hoạt động y tế dự phòng: Nhà nước cơ bản đảm bảo kinh phí; đồng thời từng bước thực hiện xã hội hóa một số hoạt động y tế dự phòng đối với một số đối tượng có điều kiện..

Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo 3 nhóm, cụ thể như sau:

- Đối với các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tỉnh thuộc các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

+ Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất của các bệnh viện này, hỗ trợ kinh phí đào tạo bác sỹ, tiến tới không cấp kinh phí thường xuyên đối với các bệnh viện này, chuyển kinh phí chi thường xuyên này để mau thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người dân tộc….

+ Cơ chế hoạt động: Bệnh vịên xây dựng Điều lệ hoạt động báo cáo cơ quan chủ quản phê duyệt. Hàng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo cơ quan chủ quản để theo dõi, kiểm tra và giám sát. Bệnh viện được quyết định mức thu của dịch vụ y tế trong phạm vi khung giá và các dịch vụ phụ trợ khác theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí (cả lãi suất và gốc vốn vay, vốn huy động) và có tích luỹ hợp lý (để phát triển và trích lập các quỹ); được Nhà nước giao vốn, giao quyền sử dụng đất và đơn vị có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng đất đúng mục đích...

+ Bệnh viện được chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đăng ký hợp đồng thuê, khoán đối với những công việc không cần bố trí biên

chế thường xuyên, với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo quy định, được quyền quyết định tiền lương và thu nhập của người lao động nhưng mức thu nhập tối thiểu phải bẳng hoặc cao hơn mức lương cơ bản theo ngạch bậc.

Đối với dịch vụ y tế miễn phí, Nhà nước thực hiện có chế đặt hàng đối với đơn vị theo giá tính đủ chi phí. Bệnh viện được tham gia các chương trình, dự án phát triển kỹ thuật, công nghệ mới do Nhà nước thực hiện.

Do đây là mô hình mới, cần có bước đi thích hợp nên trước mắt đề nghị làm thí điểm, sau 3-5 năm rút kinh nghiệm và triển khai rộng rãi nếu đạt kết quả tốt.

- Đối với các bệnh viện tuyến huyện và các bệnh viện tỉnh khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng chưa phát triển:

+ Nhà nước tiếp tục bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (phần không thu của người bệnh trong giá dịch vụ y tế) thông qua phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cho các bệnh viện này.

+ Về cơ chế hoạt động: cơ quan chủ quản giao kế hoạch giường bệnh/các chỉ tiêu chuyên môn tối thiểu cho đơn vị trên cơ sở thực trạng về nhà cửa, trang thiết bị, năng lực cán bộ, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân (dân số, thẻ bảo hiểm ý tế, mô hình bệnh tật trên địa bàn); Đơn vị được quyền tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ (phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, sở trường) ngoài chỉ tiêu tối thiểu đã giao. Các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp tổ chức biên chế và tài chính: được quyền quyết định việc sử dụng kinh phí, tài sản, biên chế được giao cụ thể trong đơn vị gắn với hiệu quả và chất lượng công việc.

Bệnh viện thu viện phí phải thực hiện theo các quy định của nhà nước, do cơ quan chủ quản phê duyệt. Trường hopự có huy động vốn để tổ chức các hoạt

động dịch vụ được tính cả các chi phí về lãi vay, phân bổ gốc vốn vay vào giá dịch vụ, thực hiện hạch toán rõ ràng các chi phí và nộp thuế theo quy định.

- Đối với các bệnh viện không có nguồn thu như: lao, phong, tâm thần và các đơn vị y tế dự phòng, dân số...

+ Nhà nước giao ngân sách cho các đơn vị tương ứng với khối luợng nhiệm vụ chuyên môn được giao, theo phương thức đặt hàng giao nhiệm vụ trên cơ sở đơn vị tự sắp xếp bộ máy tổ chức, lao động và hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ, phần chênh lệch do hiệu quả của việc sắp xếp hợp lý, tiết kiệm chi phí sẽ được sử dụng để tăng thu nhập, trích quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về: giường bệnh, biên chế/lao động, chỉ tiêu hoạt động chuyên môn; kế hoạch đào tạo, kế hoạch tài chính bảo đảm hoạt động chuyên môn, kế hoạch đầu tư (trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) báo cáo cơ quan chủ quản, làm cơ sở để phân bổ và giao ngân sách, khối lượng chuyên môn. Đối với các đơn vị này, Nhà nước sẽ có chính sách riêng để khuyến khích và lưu giữ cán bộ làm việc lâu dài cho đơn vị này, Nhà nước sẽ có chính sách riêng để khuyến khích và lưu giữ cán bộ làm việc lâu dài cho đơn vị (như: phụ cấp đặc thù, phụ cấp nghề...).

- Thực hiện chế độ thu viện phí theo quy định của Chính phủ trên cơ sở tính đủ chi phí tiền lương, chi phí khấu hao thiết bị...(chưa tính khấu hao nhà cửa, cơ sở hạ tầng) và được điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương. Các bệnh viện ỏ các thành phố lớn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính mới theo hướng tự cân đối thu chi thường xuyên, dựa trên bảo hiểm y tế và viện phí.

+ Về mức thu viện phí: Sửa đổi theo hướng từng bước tính đủ các chi phí trực tiếp, tiền lương, tiền công của cán bộ y tế phục vụ người bệnh; thực hiện công khai các khoản thu, mức thu viện phí tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Trên cơ sở khung mức thu giá dịch vụ y tế Nhà nước ban hành, các

đơn vị được tự quyết định mức thu giá dịch vụ và chủ động sử dụng nguồn kinh phí đối với hoạt động của đơn vị theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.

- Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp y tế như đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng đồng và tranh thủ viện trợ quốc tế...trong đó, đầu tư Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo.

+ Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện; củng cố quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

+ Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đổi mới hệ thống quản lý y tế địa phương: Thực hiện quản lý theo ngành đối với các đơn vị chuyên môn về y tế; bảo đảm việc điều động, điều tiết nguồn lực tại địa phương phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ ưu tiên. Huy động và phối hợp với các lực lượng trong trường hợp phòng, chống dịch bệnh, khắc phục thảm hoạ, thiên tai và bảo đảm sự điều hành có hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực đầu tư cho y tế.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 92)