Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 48)

Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia đã và đang thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch truyền thống sang phát triển kinh tế thị trường. Trung Quốc cũng có nhiều đặc điểm và có quá trình hình thành, phát triển tương tự như nước ta. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình đổi mới quản lý tài chính đối với các ĐVSNCT có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cần được nghiên cứu, tổng kết và áp dụng.

Về việc xác định phạm vi tài chính và chi tiêu cho các ĐVSNCT.

Trung Quốc xác định: theo đà tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tài chính cho các ĐVCNCT cần tăng cường cho những chi phí công cộng nhằm đạt được lợi ích chung và lợi ích lâu dài cho xã hội. Phạm vi hoạt động của NSNN bao gồm cả khu vực mà Nhà nước tham gia thông qua việc phân phối tài chính, thoả mãn nhu cầu công cộng của xã hội; còn những việc không thuộc nhu cầu công cộng để thị trường điều tiết và cung cấp .

Về việc xác định phạm vi cấp kinh phí cho các bệnh viện công lập.

Các bệnh viện công lập ở Trung Quốc cũng thuộc đối tượng chi sự nghiệp của Nhà nước, đa số các bệnh viện đều thuộc diện NSNN cấp một phần còn người bệnh phải chịu trách nhiệm một phần chi phí đóng góp cùng với đầu tư của NSNN.

Về thực hiện khoán chi của các bệnh viện công lập.

Trong quá trình đổi mới quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập Trung Quốc cũng đã thực hiện cơ chế khoán kinh phí từ NSNN. Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ và tình hình tài chính cả các bệnh viện để Nhà nước khoán cho các đơn vị .

Cộng hoà Pháp

Cộng hoà Pháp đã và đang thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ nền cải cách hành chính Nhà nước. Luật NSNN ngày 01/08/2001 được áp dụng từ năm 2006, được xem là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước Pháp vì nó dẫn đến những thay đổi sâu sắc toàn bộ cơ cấu tài chính công .

Luật NSNN đưa ra những quy định mới về xây dựng và chấp hành NSNN chuyển từ phương thức quản lý NS theo đầu vào, sang quản lý NS theo kết quả đầu ra. Trước năm 2006 dự toán NSNN được xây dựng và xem xét chủ yếu tập trung vào mức độ thu, chi NS mà chưa thể hiện sự quan tâm đến kết quả thực hiện.

những mục tiêu cần đạt được, về mối quan hệ thu, chi NS và hiệu quả thực hiện các chính sách của Nhà nước. Các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý điều hành NSNN được thể hiện trong luật:

- Chuyển từ quản lý NS theo đầu vào sang quản lý dựa trên kết quả đầu ra; quy định trách nhiệm đồng thời đảm bảo sự chủ động trong các hoạt động của đơn vị.

- Đảm bảo tính minh bạch về thông tin NS thông qua việc tăng cường. chuẩn hoá quyền kiểm tra giám sát và đánh giá và nâng cao chất lượng thông tin .

Về cơ cấu chi NS: Kinh phí không còn được phân bổ theo tính chất các khoản chi( Theo mục chi) mà theo mục đích của các khoản chi và được cấp phát trọn gói.

Về quy trình xây dựng NS: Thay vì tập trung vào liệt kê, mô tả các khoản chi tiêu NSNN theo tính chất trong cơ chế quản lý NS theo đầu vào, quy trình xây dựng dự toán theo kết quả đầu ra cần phải ưu tiên tập trung vào xem xét các chiến lược, mục tiêu, các kết quả đầu ra của việc sử dụng NS cùng với những chỉ số phục vụ cho việc đo lường, đánh giá kết quả. Việc xác định đúng các mục tiêu ưu tiên được xem là một bước quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả chi NS vì nếu không xác định được mục tiêu ưu tiên thì NS sẽ được sử dụng một cách giàn trải, thiếu tính thống nhất, thiếu rõ ràng và khó đạt được kết quả mong đợi. Các mục tiêu đề ra phải được lựa chon đánh giá bằng các chỉ số cụ thể trong dự toán NS và là các mục tiêu mang tính chiến lược nhằm tối ưu hoá việc sử dụng NS .

New Zealand

Vào năm 1998, Chính phủ Newzealand bắt đầu thực hiện chương trình cải cách quản lý tài chính nhằm mục đích cải thiện hiệu quả và nâng cao trách nhiệm giải trình trong khu vực công. Nội dung chính của chương trình cải cách này bao gồm:

- Chuyển từ tập trung các yếu tố đầu vào sang chú trọng đến đầu ra và kết quả; trước đó, dự toán NS được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở các dự kiến mua sắm các yếu tố đầu vào.

- Thay đổi hệ thống phân bổ NS nhằm thể hiện rõ vai trò của Chính phủ trong mối quan hệ giữa các địa phương tạo ra cơ chế phân định rõ ràng hơn về trách nhiệm giữa Chính phủ và Quốc hội, trao quyền chủ động hơn cho các đơn vị bằng cơ chế khoán kinh phí, chuyển từ phương pháp kế toán trên cơ sở tiền mặt sang phương pháp kế toán trên cơ sở dồn tích

Việc xây dựng dự toán NS: các đơn vị xây dựng dự toán NS được xây dựng từ đơn vị chi tiêu cấp thấp nhất sau khi đã có hướng dẫn thủ tục và giới hạn trần NS. Các đơn vị xây dựng dự toán cho cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Sau đó dự toán NS được tập hợp lên theo từng bộ ngành. Các đơn vị chi tiêu cũng cần phải đặt ra các mục tiêu về hiệu quả hoạt động như: Tiết kiệm chi phí, đơn vị có thể duy trì các đầu ra về mặt số lượng và chất lượng trong điều kiện giảm các chi phí tối thiểu.

Việc theo dõi quá trình sử dụng NS: Công việc này rất quan trọng, bởi tầm quan trọng của nó trong các vấn đề sau:

Đảm bảo khả năng hiện thực hoá kết quả đầu ra kỳ vọng, bởi quản lý NS theo kết quả đầu ra có thể dẫn đến tình trạng những người chịu trách nhiệm hoặc đơn vị chi tiêu không đủ khả năng hoàn thành các đầu ra dự kiến, hoặc họ đi sai lệch.

Cung cấp thông tin cho đánh giá và điều chỉnh kịp thời các thay đổi khách quan do ngoại cảnh, như do chính sách của Nhà nước, hoặc do nhu cầu thay đổi của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)