Đa dạng hóa các nguồn thu đối với các bệnh viện công lập trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 99)

Từ khi Nghị định 43 ra đời, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị được phát huy tác dụng. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp ra thì nguồn thu sự nghiệp càng lớn thì mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao, mức độ tự chủ tài chính của các bệnh viện được tăng lên. Để tăng cường nguồn thu cho các bệnh viện trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một là: Huy động tối đa nguồn thu từ ngân sách nhà nƣớc cấp.

Bên cạnh việc giao quyền tự chủ để tăng hiệu quả hoạt động, triển khai chủ trương xã hội hóa để tăng cường thu hút nguồn lực xã hội thì Nhà nước cần tiếp tục ưu tiên đầu tư cho y tế, thực hiện theo đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có nêu: “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước” [25, tr 1]. Nguồn chi NSNN cho y tế có thể dùng để phân bổ cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế hoặc chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ (ví dụ mua thẻ BHYT cho người nghèo), Để các cơ sở y tế nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng có cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị hiện đại để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình cần tranh thủ nguồn đầu tư từ nhà nước. Thu hút nguồn ngân sách nhà nước cũng chính là tăng cường việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.

- Đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho các bệnh viện từ phương thức dựa theo chỉ số đầu vào (số giường, biên chế...) sang phân bổ theo kết quả đầu ra (dựa theo các chỉ số nhiệm vụ được giao) để nguồn ngân sách đầu tư cho bệnh viện đạt được hiệu quả cao nhất.

- Cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các cơ quan chuyên môn trong việc tính toán và cấp kinh phí từ NSNN cho các bệnh viện, hàng năm khi lập dự toán

NSNN cho các bệnh viện cần Sở Nội vụ cần thông báo số biên chế kế hoạch, dự kiến số biên chế tăng thêm của các bệnh viện một cách chính xác để làm cho sở cho Sở Tài chính tính toán, cân đối ngân sách trong năm cho từng bệnh viện, tránh tình trạng khi UBND tỉnh quyết định giao dự toán cho các đơn vị rồi Sở Nội vụ mới thông báo số biên chế tăng thêm trong năm của các bệnh viện gây khó khăn trong việc cân đối ngân sách để chi trả lương, các khoản tính theo lương và chi thường xuyên cho số biên chế tăng thêm.

Hai là: Tăng cƣờng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.

- Phát triển BHYT: Bên cạnh nguồn NSNN cho y tế, phát triển BHYT là chủ trương chính trong chính sách tài chính y tế ở Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2014 đạt BHYT toàn dân. BHYT được chi trả thông qua cơ quan trung gian là cơ quan bảo hiểm chứ không thu trực tiếp từ người bệnh. Mức thu BHYT cần được điều chỉnh theo mức giá dịch vụ y tế mới, cơ chế thanh toán BHYT cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Khi BHYT đạt mức BHYT toàn dân thì BHYT là nguồn thu chủ yếu của các bệnh viện.

- Đổi mới cơ chế thu viện phí: Hiện nay, viện phí được thu theo phương thức “phí theo dịch vụ”, tức là người dân sử dụng dịch vụ nào thì thu tiền dịch vụ đó. Phương thức thu này có nhiều bất cập, tạo điều kiện cho các bệnh viện lạm dụng dịch vụ, cho bệnh nhân làm các xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm hình ảnh không cần thiết nhằm tăng thu cho bệnh viện. Để giải quyết tình trạng lạm dụng dịch vụ bệnh viện, các cơ quan chuyên môn cần thí điểm áp dụng thu viện phí theo phương thức thu trọn gói theo ca bệnh, phương pháp thu theo nhóm chẩn đoán.

- Hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách: Trong bối cảnh tăng cường XHH và đẩy mạnh tự chủ., Nhà nước cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ các đối tương chính sách xã hội thông qua các hình thức: Tiếp tục mua thẻ BHYT cho người nghèo (theo quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); triển khai hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ BHYT cho người cận nghèo; sớm triển khai

mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường huy động thêm nguồn hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước. Với những hỗ trợ nêu trên, người nghèo có khả năng tiếp cận được đến các dịch vụ y tế, đảm bảo công bằng trong xã hội. Trước kia khi chưa có các chính sách cụ thể từ Chính phủ, các bệnh viện công lập trên địa bàn vẫn phải thực hiện chính sách miễn, giảm viện phí cho các đối tượng chính sách nhưng phải sử dụng bằng chính nguồn ngân sách hạn hẹp của bệnh viện thì nay các bệnh viện vẫn có nguồn thu từ việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

- Cần có các quy định cụ thể hơn trong vấn để liên doanh, liên kết lắp đặt trang thiết bị y tế ở các bệnh viện. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ, hiện nay chỉ có bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Sản Nhi là có hoạt động liên kết đặt máy móc trang thiết bị y tế. Đây là hoạt động liên doanh liên kết nên nguồn thu từ hoạt động dịch vụ này được chia theo tỷ lệ % giữa bệnh viện và đơn vị cung ứng, ngoài nghĩa vụ phải nộp với nhà nước ra, nguồn thu còn lại được bổ sung nguồn chi hoạt động cho các đơn vị. Do đây là hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu cho bệnh viện nên có tình trạng lạm dụng chỉ đinh xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.... lạm dụng dịch vụ để thu hồi vốn nhanh và tạo ra lợi nhuận. Điều này khiến cho người bệnh phải tăng chi phí. Do vậy các cơ quan chuyên môn cần có cơ chế kiểm tra, giám sát, hạn chế và dần bỏ hình thức liên kết lắp đặt trang thiết bị và thay vào đó là chủ trương huy động đầu tư ngoài NSNN cho y tế một cách quy mô, quy củ hơn.

Ba là: Tạo nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động hợp tác quốc tế, các nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc

- Mở rộng hoạt động sự nghiệp để tăng thêm nguồn thu và tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

+ Mở rộng hình thức khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, các hình thức khám chữa bệnh chất lượng cao. Hiện nay mới chỉ có bệnh viện Đa khoa tỉnh là có dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện khác chưa làm được.

Đây là một trong các hình thức mang lại nguồn thu cho bệnh viện, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, vì vậy nên phát triển hình thức này trong các bệnh viện

+ Tăng cường mối quan hệ với những nước bạn bè để tranh thủ nguồn viện trợ, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

+ Cung cấp các dịch vụ y tế theo yêu cầu khi người bệnh chấp nhận giá viện phí cao hơn như giá phòng và giường bệnh với chất lượng cao.

+ Ký kết được các hợp đồng khám bệnh, kiểm tra sức khỏe đinh kỳ cho

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)