Khái niệm, yêu cầu của quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 25)

1.2.1.1 Khái niệm

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Tài chính có liên quan đến qui trình, thể chế, tình hình thị trường và các công cụ chuyển đổi tiền giữa các cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Mặc dù chỉ là một nhánh riêng biệt trong quan hệ phân phối xã hội, nhưng tài chính có tác động mạnh và có các mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội. Những hiểu biết về tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý ra quyết định tài chính đúng đắn, đề ra được các thủ tục, qui trình và giải quyết vấn đề tài chính một cách hiệu quả.

Quản lý tài chính là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của đơn vị.

Mục tiêu quản lý tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và theo cơ chế chính sách chiến lược cụ thể. Tuy nhiên khác với quản lý tài chính trong doanh nghiệp chủ yếu là nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ cộng đồng và xã hội là chính yếu.

Để công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đạt hiệu quả cần bảo đảm hai yêu cầu sau:

Một là, đa dạng hóa về phương thức quản lý, khi nền kinh tế nước ta vận

hành theo cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác động của cơ chế thị trường đến các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu trên hai mặt: tích cực và tiêu cực. Với các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu đa dạng Nhà nước không nên thực hiện một số phương thức quản lý nhất loạt lên các đối tượng quản lý khác nhau. Đồng thời, ngay với một đối tượng quản lý cũng cần có sự kết hợp cách thức quản lý bằng „mệnh lệnh và kiểm soát‟. Đa dạng hóa các phương thức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp có thu thực chất là phối kết hợp giữa các biện pháp tổ chức hành chính kinh tế là một cách nhuần nhuyễn trong một thể thống nhất, trong đó lấy biện pháp kinh tế làm phương pháp quản lý chủ yếu.

Hai là, kết hợp hài hòa giữa quản lý của NN với vận động của các đơn vị

sự nghiệp có thu trong lĩnh vực tài chính. Nhận thức đầy đủ tính quy luật hay tự vận động của các đơn vị sự nghiệp có thu để vận dụng vào việc quản lý và định hướng hoạt động đạt được mục tiêu mong muốn về chất lượng và hiệu quả. Các chức năng chủ yếu của quá trình quản lý là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thúc đẩy, kiểm tra trong đó chủ thể quản lý là những hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu và tiêu chuẩn để đánh giá quản lý là những điểu quy định về hoạt động đó.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS ) (Trang 25)