2.1.2.1. Phƣơng pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hƣớng để đáng giá tình hình.
2.1.2.2. Phƣơng pháp so sánh, phân tích mô tả, tổng hợp: Phƣơng pháp này dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của doanh nghiệp thực hiện qua các năm hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so với các giá trị trung bình của ngành, của thị trƣờng. Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp so sánh nhƣ sau:
(1) Thu thập thông tin: Ngƣời đánh giá thu thập các thông tin về các chỉ tiêu đƣợc sử dụng làm chuẩn để so sánh
(2) Tiến hành so sánh: Sau khi thu thập thông tin, ngƣời đánh giá tiến hành phân tích, xử lý thông tin rồi rút ra kết luận về mục tiêu đánh giá.
Phƣơng pháp này khá đơn giản tuy nhiên độ chính xác thƣờng không cao nếu các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để so sánh không chính xác hoặc việc phân tích chỉ tiêu không dựa vào tình hình nên kinh tế tại mỗi thời điểm đánh giá.
2.1.2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học: đây là phƣơng pháp giúp đơn vị xác định đƣợc nhu cầu của ngƣời lao động hiệu quả nhất thông qua việc áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn, bảng câu hỏi. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: xác định nhu cầu đối với công việc của ngƣời lao động. Ở đây có thể liệt kê ra một số nhu cầu của ngƣời lao động nhƣ: sự công nhận các đóng góp của cá nhân, lƣơng bổng và phúc lợi tốt, sự thích thú trong công việc, cơ hội đào tạo phát triển và thăng tiến…
+ Bƣớc 2: Thiết kế phiếu khảo sát nhu cầu của ngƣời lao động. Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần:
- Phần 1: thông tin sơ bộ về cá nhân ngƣời đƣợc tham khảo, chủ yếu thông tin thời gian công tác, giới tính, chức vụ, độ tuổi.
- Phần 2: khảo sát mức độ hài lòng đối với chính sách lƣơng, thƣởng, phụ cấp, điều kiện làm việc, điều kiện thăng tiến … bao gồm 8 câu hỏi chi tiết đại diện cho 5 nhóm nhân tố. Đây chính là phần cốt lõi của quá trình nghiên cứu.Thang đo sử dụng: sử dụng thang đo Likert với 5 mức từ 1 đến 5 cụ thể nhƣ sau: (5) rất yếu, (4) yếu, (3) trung bình, (2) tốt, (1) rất tốt.
+ Bƣớc 3: Tiến hành khảo sát nhu cầu. Do không thể khảo sát nhu cầu của toàn bộ ngƣời lao động tại chi nhánh nên khi tiến hành khảo sát tác giả tiến hành chọn mẫu 69 ngƣời (chiếm 58,9% ngƣời lao động của chi nhánh),
trong đó có 16 lãnh đạo và 53 nhân viên trực tiếp hoạt động tại lĩnh vực bán lẻ.
+ Bƣớc 4: Xử lý số liệu. Số liệu đƣợc thu thập từ các phiếu điều tra, sau khi đƣợc kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu sẽ đƣợc chuyển sang phần mềm excel và stada để thống kê, phân tích.