Hình thức khen thƣởng thông qua tiền thƣởng, phần thƣởng không những thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu vật chất của ngƣời lao động mà còn có tác dụng kích thích tinh thần ngƣời lao động, thể hiện sự đánh giá, ghi nhận năng lực và những đóng góp của ngƣời lao động.
Tiền thƣởng là khoản thù lao phụ thêm ngoài tiền lƣơng, tiền công để trả cho sự thực hiện công việc tốt hơn mức tiêu chuẩn.
Tiền thƣởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với ngƣời lao động trong quá trình làm việc, khuyến khích nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.Để tiền thƣởng có tác dụng tạo động lực cho ngƣời lao động thì công tác thƣởng phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
Lựa chọn các hình thức thƣởng và quyết định mức thƣởng hợp lý: bởi vì mức thƣởng quá cao hay quá thấp đều làm triệt tiêu đi vai trò của tiền thƣởng. Nếu mức thƣởng quá thấp sẽ không tạo hứng thú cho ngƣời lao động phấn đấu. Nếu mức thƣởng quá cao thì dẫn đến ngƣời lao động chạy theo số lƣợng, đồng thời sẽ quá đề cao vai trò của tiền thƣởng.
Thƣởng phải kịp thời vì khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi với thời điểm chúng ta thƣởng càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu. Đảm bảo công bằng, hợp lý vì khi ngƣời lao động cảm thấy họ đƣợc đối xử công bằng thì họ sẽ làm việc tích cực hơn, cho năng suất lao động cao hơn và cố gắng phát huy hết khả năng của mình để có thể đạt kết quả cao nhất.
Thƣởng hoàn thành vƣợt mức năng suất lao động.
Thƣởng nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Thƣởng hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Thƣởng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu.
Thƣởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
Thƣởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Nhƣ vậy, để tiền thƣởng thực sự có tác dụng khuyến khích mạnh thì các nhà quản lý cần thiết phải có những quan điểm rõ ràng, cụ thể về chỉ tiêu thƣởng, điều kiện thƣởng sao cho phù hợp với tay nghề của công nhân và điều kiện của tổ chức sản xuất. Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần phải đƣa ra mức tiền thƣởng phù hợp với những kết quả họ đạt đƣợc.