2.1.1.1. Chọn mẫu
Đối tƣợng tham gia khảo sát:
Nhân sự thuộc đội ngũ công nghệ của các phòng ban chức năng tham dự án. Bao gồm: Quản trị dự án, Trƣởng phòng, trƣởng bộ phận, chuyên viên.
Nhân sự từ các vị hƣởng lợi dự án bao gồm: Trƣởng phòng, trƣởng bộ phận, chuyên viên. Đây là những đơn vị sau này sẽ tiếp nhận kết quả của dự án.
34
2.1.1.2. Thiết kế bảng khảo sát
Để thu thập thông tin đánh giá năng lực quản trị dự án đầu tƣ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, tác giả sử dụng bảng khảo sát.
Bảng khảo sát là bảng liệt kê các câu hỏi điều tra mà ngƣời đƣợc hỏi trả lời bằng cách tự viết vào bảng hỏi đáp án lựa chọn của mình.
(Mẫu bảng hỏi đƣợc thể hiện trong phụ lục 01)
Chi tiết bảng hỏi : Gồm 4 thành phần
Phần 1: Thông tin ngƣời khảo sát
Phần 2: Thông tin chung của ngƣời tham gia khảo sát (Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian công tác, bộ phận công tác và % tham gia dự án)
Phần 3: Nội dung của các câu hỏi đánh giá đƣợc dựa trên các cấu phần về năng lực:
- Năng lực nghiên cứu và lập báo cáo nghiên cứu khả thi - Năng lực lập và quản trị kế hoạch
- Năng lực điều phối và quản trị nhân sự
- Năng lực đánh giá, lựa chọn đối tác và công nghệ - Năng lực quản trị chất lƣợng dự án
Phần 4: Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá bao gồm 4 mức - Mức thấp (1)
- Mức trung bình (2) - Mức cao (3)
- Mức rất cao (4)
Số lƣợng bộ câu hỏi trong mỗi phiếu khảo sát: 36 câu hỏi
2.1.1.3. Thu thập và xử lý số liệu
Tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho các đối tƣợng tham gia khảo sát. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, tác giả tập hợp và tiến hành sàng lọc những phiếu khảo sát không hợp lệ.
35
Xử lý kết quả: Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tiến hành thống kê, tính các giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm và trình bày kết quả để làm rõ đặc điểm của mẫu khảo sát theo tiêu chí đã đƣợc xây dựng trong phiếu khảo sát.
Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày dƣới dạng bảng biểu hoặc các con số thống kê và đƣợc trình bày trong chƣơng 3 của luận văn này.
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Trong cơ cấu tổ chức dự án của VPBank bao gồm 3 cấp: Cấp lãnh đạo, cấp điều hành và cấp thực hiện. Tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để tiến hành khảo sát, nghiên cứu đối tƣợng là cấp thực hiện. Đối với cấp lãnh đạo và cấp điều hành dự án, tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, tiến hành phỏng vấn ban lãnh đạo và các chuyên gia
Phỏng vấn ban lãnh đạo và chuyên gia sẽ giúp tác giả đánh giá về mặt lợi ích dự án đem lại cũng nhƣ xem xét tính thực tiễn giải pháp đầu tƣ công nghệ mang lại cho doanh nghiệp dƣới góc độ chiến lƣợc.
Đối tƣợng của phƣơng pháp phỏng vấn này là các chuyên gia hoặc các cấp lãnh đạo, bao gồm:
Bảo trợ dự án
Thành viên ban chỉ đạo dự án
Các chuyên gia cao cấp trong và ngoài VPBank
(Mẫu phiếu phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 02)
Cách lập và sử dụng câu hỏi phỏng vấn
Đối với mỗi nhóm năng lực, tác giả đều có câu hỏi phỏng vấn cho Bảo trợ dự án, Trƣởng Ban chỉ đạo dự án và các chuyên gia cao cấp trong/ngoài VPBank
Hình thức câu hỏi ở dạng mở để ngƣời đƣợc phỏng vấn đứng trên quan điểm là ngƣời lãnh đạo, với tầm nhìn chiến lƣợc của tổ chức đƣa ra quan điểm và đánh giá năng lực của cấp thực hiện.
Địa điểm phỏng vấn: Ngƣời đƣợc phỏng vấn là Bảo trợ dự án, Ban chỉ đạo
dự án và các chuyên gia cao cấp nên tác giả đã xin đƣợc đặt lịch trƣớc và gặp tại địa điểm làm việc. Có 2 địa điểm tác giả tiến hành phỏng vấn.
36
Địa điểm 1: Hội Sở Chính tại tòa nhà Thủ Đô, Số 72 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa điểm 2: Khối Công Nghệ tại tòa nhà Việt Hải, đƣờng Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian phỏng vấn
Đối với Bảo trợ dự án & Ban chỉ đạo đều là lãnh đạo cấp cao nên tác giả xin phép đƣợc đặt lịch hẹn trƣớc. Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 30 phút-45 phút, bắt đầu từ 11h45 đến khoảng 12h30.
Đối với chuyên gia cao cấp trong và ngoài VPBank, do đặc điểm làm việc thƣờng rất muộn nên tác giả đặt lịch hẹn phỏng vấn sau giờ làm việc, từ 18h-19h. Thời lƣợng phỏng vấn thƣờng từ 45 phút - 60 phút
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Nguồn số liệu sơ cấp
(i): Đối với phƣơng pháp định lƣợng, số liệu sơ cấp là số liệu từ các bảng khảo sát. (ii): Đối với phƣơng pháp định tính, số liệu sơ cấp là bảng phỏng vấn Ban lãnh đạo/
chuyên gia
Bảng 2.1: Bảng thống kê lấy mẫu khảo sát
Đối tƣợng Số ngƣời phát phiếu điều tra
Tổng số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ Số ngƣời phỏng vấn Bảo trợ dự án 5 Ban chỉ đạo dự án 8
Chuyên gia cao cấp 12
Trƣởng phòng 18 16 16
Trƣởng bộ phận 36 32 30
Chuyên viên 58 58 56
Đối tác 30 30 28
Tổng 138 136 130 25
37
Tổng số phiếu phát ra là 138 phiếu, thu hồi về 136 phiếu, đạt tỷ lệ 98,55% so với số phiếu phát ra.
Số phiếu hợp lệ là 130 phiếu, đạt 95,58% so với số phiếu thu về.
Tác giả cũng thực hiện phỏng vấn chuyên sâu để kiểm chứng lại kết quả khảo sát. Kết hợp kết quả đánh giá của 2 phƣơng pháp để đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp.
2.2.2. Dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả sử dụng trong luận văn này bao gồm: Báo cáo tài chính 2013 đã đƣợc công bố của ngân hàng
Báo cáo thƣờng niên 2013 của ngân hàng
Các tài liệu về quy trình, quy định quản trị dự án đã đƣợc ban hành
Các báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã đƣợc Ban lãnh đạo chấp thuận cho phép sử dụng trong luận văn này
Tài liệu chiến lƣợc công nghệ của VPBank
Các tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo về quản trị dự án Các tạp chí chuyên đề về lĩnh vực đầu tƣ công nghệ
2.2.3. Lịch trình nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo lịch trình dƣới đây
Bảng 2.2: Lịch trình nghiên cứu
STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện
(Ngày)
1 Thiết kế bảng khảo sát 5
2 Phát phiếu khảo sát 2
3 Thu hồi phiếu khảo sát 3
4 Sàng lọc phiếu khảo sát 5
6 Phỏng vấn Ban lãnh đạo/chuyên gia 25
7 Phân tích kết quả 12
38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tác giả đã mô tả lại phƣơng pháp và quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. Tác giả sử dụng kết hợp 2 phƣơng pháp nghiên cứu là nghiên cứu định lƣợng và định tính. Mục đích sử dụng kết hợp 2 phƣơng pháp này là nhằm kiểm chứng tính xác thực của kết quả nghiên cứu.
Với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với bộ 36 câu hỏi trên 138 đối tƣợng và thu về 130 phiếu hợp lệ.
Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng bộ 5 câu hỏi phỏng vấn tƣơng ứng với 5 nhóm năng lực quản trị
Nguồn dữ liệu trong luận văn bao gồm: Nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp
Thời gian thực hiện nghiên cứu là 52 ngày
Kết quả nghiên cứu đƣợc áp dụng để đánh giá thực trạng về năng lực quản trị dự án đầu tƣ công nghệ tại VPBank. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày trong phần tiếp theo của luận văn.
39
CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ TẠI VP BANK
3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (Vietnam Propersity Joint Stock Commerce Bank), tên viết tắt là VPBank đƣợc thành lập ngày 12/08/1993 với tên gọi ban đầu là ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh. Ngân hàng có giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP cấp ngày 12/08/1993 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100233583 cấp ngày 08/09/1993. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm và ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 12 tháng 08 năm 1993.
Ngân hàng đƣợc thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép.
Ngân hàng hiện có một hội sở chính đặt tại 72 Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một Sở giao dịch đặt tại số 08 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 39 chi nhánh, 156 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm trên cả nƣớc.
Hiện tại, ngân hàng có 2 công ty con nhƣ sau:
Bảng 3.1: Các công ty con của VPBank
STT Công ty con Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hoạt động chính
1 Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBS)
0104000621 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội cấp ngày 28 tháng 11 năm 2006
Các hoạt động chứng khoán
2 Công ty TNHH Quản lý tài sản ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPAMC)
0105837483 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội cấp ngày 15 tháng 04 năm 2013
Quản lý nợ và khai thác tài sản
40
Sau hơn 20 năm hoạt động, hiện tại VPBank đã nâng vốn điều lệ lên thành 6.347 tỷ đồng, phát triển đội ngũ nhân sự hơn 7000 cán bộ nhân viên.
ĐẠI HỔI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ủy ban quản lý rủi
ro
Ủy ban nhân sự Văn phòng HĐQT Ban kiểm soát
TỔNG GIÁM ĐỐC Văn phòng TGĐ Khối kiểm toán nội bộ Hội đồng quản lý tài
sản nợ - có Hội đồng tín dụng
Ủy ban quản trị rủi ro hoạt động Ủy ban điều hành
Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Khách hàng doanh nghiệp Hội đồng đầu tư
Ủy ban tín dụng và thu hồi nợ Khách hàng doanh nghiệp lớn Tín dụng tiêu dùng Nguồn vốn và thị trường tài chính Bán hàng và kênh phân phối Đầu tư và hỗ trợ sản phẩm doanh nghiệp Tín dụng Vận hành Công nghệ thông tin Pháp chế và kiểm soát tuân thủ Truyền thông và tiếp thị Phân tích kinh doanh Tài chính Chiến lược và quản lý
dự án
Quản trị nguồn
nhân lực Quản trị rủi ro
Đơn vị hỗ trợ - vận hành Đơn vị kinh doanh Đơn vị tham mưu
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2013, VPBank)
41
3.2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức Khối Công Nghệ và bộ phận Quản Trị Dự Án
Công Nghệ của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khối Công nghệ
GIÁM ĐỐC KHỐI CNTT Phòng Ứng dụng Ngân hàng Trợ lý giám đốc khối Phòng Ứng dụng kênh Phòng Phân tích nghiệp vụ Bộ phận Quản trị dịch vụ Phó Giám đốc khối Phòng Hỗ trợ người sử dụng Phòng Vận hành và Ứng dụng Middleware Phòng Vận hành dịch vụ Phòng Vận hành Mạng và Viễn Thông Phòng Kiến trúc giải pháp Phòng Bảo mật công nghệ Phòng Vận hành hệ thống
Trung tâm cung cấp dịch vụ
Bộ phận Kiểm thử giải pháp
Trung tâm xây dựng giải pháp Bộ phận Quản lý dự
án Bộ phận Quản lý
nhu cầu và kiến trúc tổng thể
Phòng Ứng dụng Quản trị
(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động khối CNTT 2014, VPBank)
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối CNTT
3.2.2. Nhiệm vụ của Bộ phận Quản trị dự án
Bộ phận Quản trị dự án trong ngân hàng có nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý, triển khai thành công các dự án công nghệ thông tin của ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch dự án và kế hoạch nguồn lực, phối hợp với các bộ phận khác có liên quan để đảm bảo chất lƣợng và tiến độ dự án.
- Hƣớng dẫn và hỗ trợ các thành viên của dự án thực hiện và hoàn thành các công việc đƣợc giao.
42
- Báo cáo cho lãnh đạo và bộ phận quản lý danh mục dự án về tiến độ và các vấn đề chính cần chú ý trong quá trình triển khai các dự án.
- Thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến các công cụ, quy trình, biểu mẫu và hỗ trợ công tác quản trị dự án công nghệ thông tin.
- Nhận diện và đánh giá rủi ro của dự án công nghệ thông tin. Lập và thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể cho từng dự án và cho tổng thể các dự án công nghệ thông tin.
- Xây dựng các quy trình hoạt động, thực hiện công việc tuân thủ đầy đủ theo các quy trình đã đƣợc phê duyệt.
3.3. Thực trạng năng lực quản trị các dự án đầu tƣ công nghệ tại ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
3.3.1. Thực trạng năng lực nghiên cứu khả thi dự án đầu tƣ 3.3.1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu khả thi 3.3.1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu khả thi
Quy trình thực hiện
43
Diễn giải quy trình
Bƣớc 1: Đề xuất ý tƣởng
Xuất phát từ nhu cầu phục vụ công việc, tất cả các nhân viên của VPBank đều có thể đề xuất ý tƣởng và chủ động làm đề xuất ý tƣởng (kèm theo cơ cấu tổ chức đề xuất của tổ nghiên cứu khả thi) trình lên lãnh đạo khối.
Bƣớc 2: Nghiên cứu cơ hội đầu tƣ
Ban lãnh đạo sẽ nghiên cứu cơ hội đầu tƣ một cách sơ bộ nhất dựa trên bản đề xuất ý tƣởng. Bản đề xuất ý tƣởng thể hiện đƣợc nội dung sau:
Mục đích khởi tạo đầu tƣ dự án. Lợi ích dự án mang lại.
Cơ cấu tổ chức tổ dự án nghiên cứu khả thi
Bƣớc 3: Phê duyệt thành lập tổ nghiên cứu khả thi dự án đầu tƣ
Dựa trên bản đề xuất ý tƣởng, ban lãnh đạo sẽ xem xét đánh giá tính khả thi của dự án.
Nếu lãnh đạo thấy cơ hội đầu tƣ sơ bộ không có tính khả thi, lãnh đạo khối sẽ từ chối không phê duyệt đề xuất.
Nếu lãnh đạo thấy cơ hội đầu tƣ này có tính khả thi, lãnh đạo khối sẽ phê duyệt thành lập tổ nghiên cứu khả thi.
Cơ cấu tổ nghiên cứu khả thi bao gồm:
- Ban chỉ đạo dự án
- Quản trị dự án/ Trƣởng dự án
- Thành viên đơn vị nghiệp vụ (đơn vị đề xuất ý tƣởng dự án đầu tƣ) - Thành viên đơn vị khối công nghệ
- Thành viên đơn vị mua sắm tập trung - Thành viên đơn vị khối tài chính
- Thành viên đơn vị pháp chế và kiểm soát tuân thủ
Mục tiêu của tổ nghiên cứu khả thi
- Nghiên cứu về nhu cầu và hiện trạng của đơn vị đề xuất - Nghiên cứu xây dựng các yêu cầu về nghiệp vụ - kỹ thuật
44
- Tìm hiểu sơ bộ các giải pháp của các nhà cung cấp, từ đó đƣa ra ngân sách dự toán cho các phƣơng án.
- Kết thúc giai đoạn nghiên cứu khả thi, tổ nghiên cứu khả thi cần đƣa ra kết quả của giai đoạn này bao gồm:
Tài liệu phân tích yêu cầu tổng quát
Báo cáo nghiên cứu khả thi (Business Case) Bƣớc 4: Phê duyệt kết quả nghiên cứu khả thi
Tổ dự án sẽ trình kết quả nghiên cứu khả thi cho ban lãnh đạo và đề xuất khởi tạo dự án.
3.3.1.2. Phân tích báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tƣ công nghệ