Những tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác-chi nhánh Nam Định (Trang 70)

Thực tế nghiên cứu cho thấy hiện nay năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHHT- Chi nhánh Nam Định hiện nay còn rất yếu và còn những tồn tại sau:

Về cấp tín dụng: so với thực trạng các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà NHHT đang sử dụng nhƣ: Tiền gửi, cho vay, dịch vụ tài khoản… thì tính chất đa dạng về sản phẩm truyền thống của NHHT còn thấp hơn rất nhiều so với các NHTM khác (ví dụ: nhƣ với sản phẩm huy động vốn thì Sacombank có đến 11 loại sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm, Agribank có 6 loại). Bên cạnh đó, Các NHTM cổ phần luôn tung ra thị trƣờng những dòng sản phẩm mới, mang tính công nghệ cao, đáp ứng đƣợc ngày càng nhiều nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣ: quản lý ngân quỹ, homebanking, cho thuê két sắt…Thực tế nghiên cứu về các hình thức cho vay của NHHT-Chi nhánh Nam Định cho thấy hiện nay tổ chức tài chính này vẫn tập trung chủ yếu vào đối tƣợng khách hàng là hộ dân với hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân và những hộ kinh doanh nhỏ với hình thức cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trả góp, trong đó đặc biệt ƣu tiên hội viên của Ngân hàng. Nếu so sánh tính đa dạng về sản phẩm dịch vụ cho vay của Ngân hàng so với các NHTM khác thì có thể thấy các sản phẩm của Ngân hàng còn hạn chế cả về số lƣợng và tính linh động trong thủ tục cũng nhƣ các nghiệp vụ khác, đặc biệt là việc cho vay mua xe và mua nhà. Trong điều kiện hiện nay khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác có nhu cầu lớn về nguồn vốn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bởi vậy việc đa dạng hóa các sản phẩm là cần thiết. Cũng theo đánh giá của khách hàng và cán bộ tín dụng đối với các hình thức cho vay của NHHT-Chi nhánh Nam Định so với các NHTM thì tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức độ phù hợp của các hình thức cho vay hiện nay ở Ngân hàng không cao. Nói tóm lại, xét về số lƣợng sản phẩm dịch vụ cho vay nhƣ hiện nay, năng lực cạnh tranh của NHHT- Chi nhánh Nam Định còn rất yếu và hạn chế.

Về huy động vốn: nếu so sánh tính đa dạng về các hình thức huy động vốn của NHHT-Chi nhánh Nam Định với một số ngân hàng khác có thể thấy sự đa dạng

60

trong các loại hình huy động vốn của Ngân hàng còn rất yếu và kém xa so với các ngân hàng khác cùng địa bàn hoạt động. Đa số ý kiến cho rằng hiện nay các hình thức huy động vốn của NHHT-Chi nhánh Nam Định còn tƣơng đối ít và thiếu tính lựa chọn cho khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh. Nếu nhƣ NHHT-Chi nhánh Nam Định chỉ có 5 hình thức huy động vốn bao gồm: Tiền gửi thông thƣờng; tiền gửi năng động, lãi suất linh hoạt; tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang; tiền gửi thanh toán lãi suất hàng ngày và tiền gửi tích lũy. Trong khi đó ở những ngân hàng nhƣ ACB, HSBC và NHHT-Chi nhánh Nam Định đều có những hình thức trên và đồng thời có thêm những hình thức huy động vốn khác linh hoạt hơn và từ đó sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

Về nguồn nhân lực thì hiện nay tỷ lệ cán bộ làm việc tại các ngân hàng có trình trên đại học không nhiều, chỉ chiếm từ 1-2%. Từ khi chuyển đổi do lực lƣợng lao động cũ còn nhiều, nên trình độ lao động còn nhiều bất cập: nhiều cán bộ nâng cao trình độ dƣới hình thức hoàn chỉnh đại học làm cho số trình độ đại học tăng lên về lƣợng nhƣng chƣa thật sự nâng cao trình độ về chất. Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao với 36,89%. Nhìn chung chất lƣợng nguồn nhân lực tại NHHT-Chi nhánh Nam Định chƣa cao, chƣa thật sự nhạy bén với những thay đổi của ngành.

Xét trên khía cạnh năng lực cạnh tranh về công nghệ có thể thấy rõ sự yếu thế của NHHT-Chi nhánh Nam Định, vì hiện nay không riêng gì ở Nam Định mà trên khắp cả nƣớc tổ chức tín dụng này chƣa có máy rút tiền tự động. Thêm vào đó là công nghê xử lý các giao dịch cũng chƣa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, thay đổi để kịp thời, phù hợp với công nghệ hiện đại.

Dù NHHT là một trong những tổ chức tín dụng mang tính chất là doanh nghiệp nhà nƣớc. Thực tế, năng lực tài chính của NHHT thấp hơn rất nhiều so với các NHTM khác trong khu vực. Nhƣ chúng ta đã biết vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với tổ chức tín dụng là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của tổ chức tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Thêm vào đấy theo qui định của Luật các TCTD của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một TCTD không thể đầu tƣ vào tài

61

sản cố định của mình vƣợt mức 15% vốn chủ sở hữu và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD nhƣ: cấp tín dụng, bảo lãnh…Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà NHHT phải làm trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo yêu cầu tồn tài của một tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác-chi nhánh Nam Định (Trang 70)