Trƣớc năm 1993, khối Hợp tác xã hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng HTX tín dụng kém hiệu quả, bị đổ bể. Sau khi có chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về thành lập QTDTW, mô hình Hợp tác xã tín dụng đƣợc khôi phục một số QTDTW mới. Thời kỳ đầu khôi phục, do gặp không ít khó khăn, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo nhằm củng cố và hoàn thiện quy mô, hình thức hoạt động của hệ thống QTDTW. Dƣới sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh cùng với sự điều hành, quản lý chặt chẽ của chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, hệ thống QTDTW cơ sở đƣợc củng cố và hoạt động ngày một hiệu quả, tăng về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng.
Tính đến hết tháng 4-2006, toàn tỉnh có 21 QTDTW cơ sở nằm ở 6/8 huyện, thành phố trong tỉnh với sự tham gia của gần 13.000 thành viên là những ngƣời dân ở chính địa phƣơng có quỹ hoạt động. ở cùng thời điểm, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống đạt 175,8 tỷ Đồng. Tổng dƣ nợ đạt 145,5 tỷ Đồng…
38
Đến nay, sau gần 20 năm kể từ ngày thành lập QTDTW đầu tiên tính đến cuối năm 2013 đã thu hút đƣợc hơn 18.614 thành viên tham gia, chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh, dịch vụ, buôn bán nhỏ. Bằng nguồn vốn huy động, các QTDTW đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên, khai thác thêm đối tƣợng mới để cho vay. Nguồn vốn cho vay của các QTDTW đã giúp các thành viên kịp thời có vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho hầu hết thành viên QTDTW, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi và xây dựng nông thôn mới.
Ngày 04/6/2013, Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ban hành công văn số 3914/NHNN-TTGSNH về việc đổi tên các đơn vị thuộc mạng lƣới Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng. Theo công văn trên QTDTW chi nhánh Nam Định khi này chính thức đổi tên thành ngân hàng Hợp tác - chi nhánh Nam Định.