Năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác-chi nhánh Nam Định (Trang 59)

Hầu hết các tổ chức tín dụng ở Việt Nam nói chung và ở Nam Định nói riêng đang tập trung phát triển theo hƣớng mở rộng các dịch vụ tài chính của mình theo nhu cầu thị trƣờng, trong đó có việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tƣợng khách hàng. Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay vốn phổ biến trên thị trƣờng tài chính là cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe, nhà cửa, cho vay sản xuất kinh doanh, du học, xuất khẩu lao động và một số sản phẩm dịch vụ cho vay khác. Đối với mỗi sản phẩm cho vay thì đối tƣợng khách hàng hƣớng đến là khác nhau. Thực tế nghiên cứu về các hình thức cho vay của NHHT-Chi nhánh Nam Định cho thấy hiện nay tổ chức tài chính này vẫn tập trung chủ yếu vào đối tƣợng khách hàng là hộ dân với hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân và những hộ kinh doanh nhỏ với hình thức cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trả góp, trong đó đặc biệt ƣu tiên hội viên của Ngân hàng.

Nếu so sánh tính đa dạng về sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng của Ngân hàng so với các NHTM khác thì có thể thấy các sản phẩm của Ngân hàng còn hạn chế cả về số lƣợng và tính linh động trong thủ tục cũng nhƣ các nghiệp vụ khác, đặc biệt là việc cho vay mua xe và mua nhà. Theo lý giải của cán bộ tín dụng thì các khoản vay mua xe và mua nhà thƣờng tƣơng đối lớn, trong khi đối tƣợng vay vốn chủ yếu là ngƣời dân nên khả năng trả nợ đúng hạn cho các khoản vay này không cao, do đó để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài NHHT-Chi nhánh Nam Định rất hạn chế đối với các khoản vay này.

49

Bảng 3.6: Số lƣợng các sản phẩm dịch vụ cho vay của NHHT-Chi nhánh Nam Định so với một số ngân hàng

Các sản phẩm dịch vụ cho vay NHHT ACB HSBC BIDV

1. Vay tiêu dung X X X X

+ Cho vay tiêu dùng thông thƣờng X X X X

+ Cán bộ công nhân viên X X X

2. Cho vay đảm bảo bằng số dƣ tiền

gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá X X X X

3. Mua nhà - xây dựng nhà - sửa nhà X X X

4. Mua ô tô X X X

5. Hỗ trợ tài chính du học X X X

6. Thấu chi tài khoản cá nhân X X X

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn)

Đối với các khoản vay tiêu dùng cá nhân, tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho khách hàng nhƣ những khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, song mức vay đối với các khoản vay này không cao, nên khả năng chi trả của khách hàng là khá cao, tất nhiên cũng không thể tránh đƣợc hết những rủi ro đối với các khoản vay này.

Nhƣ vậy có thể thấy, ở hầu hết các NHTM đều có 6 sản phẩm cho vay. Trong khi đó đối với NHHT-Chi nhánh Nam Định chỉ có 3 sản phẩm. Điều này nói lên rằng, sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ cho vay của Ngân hàng hiện nay còn rất hạn chế. Trong điều kiện hiện nay khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác có nhu cầu lớn về nguồn vốn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng bởi vậy việc đa dạng hóa các sản phẩm là cần thiết. Nói tóm lại, xét về số lƣợng sản phẩm dịch vụ cho vay nhƣ hiện nay, năng lực cạnh tranh của NHHT-Chi nhánh Nam Định còn rất yếu và hạn chế.

Theo đánh giá của khách hàng đối với các hình thức cấp tín dụng của NHHT-Chi nhánh Nam Định so với các NHTM thì tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức độ phù hợp và đa dạng của các hình thức cấp tín dụng hiện nay ở chi nhánh là không cao.

50

Bảng 3.7: Đánh giá về các sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng của NHHT-Chi nhánh Nam Định với các ngân hàng khác

Mức độ đánh giá

Cá nhân Hộ gia đình HTX,Trang trại Doanh nghiệp Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Đa dạng, phong phú 5 17 3 10 3 10 4 13 Bình thƣờng 13 43 9 30 7 23 9 30 Rất ít 8 27 11 37 11 37 14 47 Không sử dụng 4 13 7 23 10 33 4 13 Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phát phiếu điều tra trên địa bàn hoạt động)

Phần lớn các ý kiến đánh giá cho rằng hiện nay, hình thức cấp tín dụng của NHHT-Chi nhánh Nam Định thiếu sự đa dạng so với các NHTM khác, hầu hết các đối tƣợng khách hàng cho rằng các hình thức cấp tín dụng của chi nhánh còn rất ít, tỷ lệ này tƣơng ứng ở hộ dân là 37%, chủ trang trại là 37%, cao nhất là doanh nghiệp 47%, và tỷ lệ này ở cá nhân thấp nhất là 27%. Hiện nay các NHTM đang cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng tín dụng, buộc các NHTM phải không ngừng mở rộng thị trƣờng, mà một trong những biện pháp nhanh để mở rộng thị trƣờng là thƣờng xuyên tung ra các dòng sản phẩm mới, các hình thức cho vay mới theo nhu cầu của ngƣời dân. Trong khi đó, đối với NHHT-Chi nhánh Nam Định thì đối tƣợng khách hàng là ngƣời dân, đây cũng là khách hàng lâu năm của Ngân hàng và thực sự nhu cầu của nhóm khách hàng này là vay tiêu dùng cá nhân nên việc tập trung vào hình thức cho vay này đƣợc đánh giá là phù hợp. Điều này càng đƣợc khẳng định khi có đến 60% ý kiến đánh giá của ngƣời dân về hình thức cho vay của NHHT-Chi nhánh Nam Định so với các NHTM là ở mức chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên hiện nay chi nhánh vẫn chƣa đầu tƣ khai thác các sản phẩm cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

51

3.2.3. Một số tiêu chí khác

3.2.3.1. Năng lực tài chính

NHHT-Chi nhánh Nam Định là một đơn vị thành viên của hệ thống ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng kinh doanh trực tiếp, đƣợc quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực của ngân hàng Hợp tác và các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của ngân hàng Hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Với tƣ cách là một thành viên thuộc ngân hàng Hợp tác Trung ƣơng thì những lợi thế về năng lực tài chính của hệ thống NHHT cũng là lợi thế giúp NHHT-Chi nhánh Nam Định tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên địa bàn.

* Vốn chủ sở hữu

Bảng 3.8: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng Hợp tác

Đơn vị : (tỷ Đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng tài sản 204.511 246.520 296.432

Vốn CSH 11.635 13.484 17.639

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên ngân hàng Hợp tác)

Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm Vốn điều lệ, vốn khác, các quỹ dự trữ (quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ, quỹ khác) và lợi nhuận để lại.

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của NHHT tăng mạnh qua các năm thể hiện sức mạnh tài chính góp phần cải thiện hệ số an toàn vốn của NHHT. Việc tăng vốn ngoài tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nâng cao vị thế của một NHTM lớn, đồng nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh.

52

Khả năng sinh lời đƣợc thể hiện qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Theo báo cáo thƣờng niên năm 2013 của NHHT thì ROA: 0.83%; ROE: 13,2%. ROA và ROE của NHHT tƣơng đối cao càng chứng tỏ năng lực tài chính của NHHT khá vững mạnh.

Đối với NHHT-Chi nhánh Nam Định, dƣới góc độ là một chi nhánh trực thuộc NHHT Trung Ƣơng, thì chỉ tiêu xem xét khả năng sinh lời chính là lợi nhuận trƣớc thuế mà chi nhánh đạt đƣợc.

Bảng 3.9: Lợi nhuận trƣớc thuế của NHHT-Chi nhánh Nam Định giai đoạn 2011- 2013 so với các ngân hàng trên địa bàn

(Đơn vị tính %) Ngân hàng 2011 2012 2013 BIDV 8.9 17.2 19.5 ACB 4.5 6.2 5.7 HSBC 7.5 8.2 6.7 NHHT-Chi nhánh Nam Định 4.29 11.89 4.29

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của các ngân hàng trên địa bàn)

Nhìn vào bảng biểu trên ta thấy tiềm lực của BIDV Nam Định so với các ngân hàng khác khá mạnh. Khủng hoảng tài chính tác động đến lợi nhuận của hầu hết các NHTM trên địa bàn, tuy nhiên NHHT-Chi nhánh Nam Định bị tác động tƣơng đối mạnh, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy trong 3 năm qua lợi nhuận của NHHT-Chi nhánh Nam Định có sự biến động rõ rệt, cao nhất đó là 11899( triệu Đồng) vào năm 2012 và sau đó giảm xuống 4299(triệu Đồng). Điều này chứng tỏ cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng diễn ra quá nhanh chỉ trong vòng hơn một năm ngắn ngủi chi nhánh đã mất đi 7600 (triệu Đồng) giảm hơn 80% lợi nhuận. Hoạt động tín dụng đã và đang lâm vào tình trạng đáng báo động cần những biện pháp mạnh tay hơn để có thể đƣa lợi nhuận ổn định hơn. Có nhƣ vậy thì tiềm lực kinh tế của NHHT-Chi nhánh Nam

53

Định mới đƣợc giữ vững, xứng đáng là một trong những tổ chức tài chính hoạt động mạnh nhất tại Nam Định hiện nay.

*Mức độ rủi ro

Hệ số an toàn vốn CAR: Nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngày 20/8/2010, NHNN đã ban hành Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tƣ 13 là tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9 %. Cụ thể, Điều 4 của Thông tƣ quy định: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).Hiện nay hệ số Car của NHHT đạt 11,07%. Theo chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu phải đạt 9%. Tỷ lệ này của NHHT là 11,07% cho thấy khả năng tài chính của NHHT càng mạnh, càng tạo đƣợc uy tín, sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn.

Chất lượng tín dụng: Tổng dƣ nợ tín dụng của NHHT-Chi nhánh Nam Định đến 31/12/2013 đạt: 2.130 tỷ đồng bằng 99% giới hạn tín dụng năm 2012 và tăng 28% so với năm 2011. Nợ xấu từng bƣớc đƣợc cải thiện giảm dần qua các năm, chứng tỏ khả tình hình tín dụng lành mạnh của NHHT- Chi nhánh Nam Định

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ xấu của NHHT-Chi nhánh Nam Định và các ngân hàng trên địa bàn Ngân hàng 2011 2012 2013 NHHT 0,80 0,65 0,35 BIDV 3,70 3,30 3,00 HSBC 0,00 0,03 0,10 ACB 0,00 0,02 0,12

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của các ngân hàng trên địa bàn)

So với BIDV Nam Định thì tỷ lệ nợ xấu của NHHT-Chi nhánh Nam Định thấp hơn, tuy nhiên đó cũng hợp lý vì BIDV Nam Định có tỷ lệ dƣ nợ cao hơn . HSBC và

54

ACB là những ngân hàng mới thành lập trên địa bàn, nên chất lƣợng tín dụng còn tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp. Đây là lợi thế đáng kể của 2 ngân hàng này trên con đƣờng cạnh tranh với NHHT-Chi nhánh Nam Định và BIDV Nam Định. Điều đáng mừng là NHHT-Chi nhánh Nam Định có tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, chứng tỏ chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao. Điều đó khiến cho năng lực cạnh tranh của NHHT-Chi nhánh Nam Định về góc độ tín dụng rất mạnh.

3.2.3.2. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực tại các NHTM nói chung và NHHT-Chi nhánh Nam Định nói riêng chƣa cao, chƣa thật sự nhạy bén với những thay đổi của ngành. Tổng hợp từ báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng cho thấy hiện nay tỷ lệ cán bộ làm việc tại các ngân hàng có trình trên đại học không nhiều, chỉ chiếm từ 6-7%, riêng ngân hàng NHHT chỉ có 4,02% cán bộ có trình độ trên đại học.

Đối với NHHT từ khi chuyển đổi, do lực lƣợng lao động cũ còn nhiều, nên trình độ lao động còn nhiều bất cập: nhiều cán bộ nâng cao trình độ dƣới hình thức hoàn chỉnh đại học làm cho số trình độ đại học tăng lên về lƣợng nhƣng chƣa thật sự nâng cao trình độ về chất. Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao với 36,89%. Đây mới xét trên khía cạnh cán bộ chuyên trách của tổ chức, còn nếu tính cả cán bộ tín dụng cấp địa phƣơng (cấp xã) thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Thực tế, hoạt động của NHHT gắn liền với các tổ chức hội địa phƣơng, đặc biệt là hội phụ nữ, nên thông thƣờng cán bộ hội phụ nữ xã có thể kiêm luôn vai trò của cán bộ tín dụng, điều này sẽ giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng đi sâu vào quần chúng nhân dân nhƣng cũng có hạn chế lớn là đội ngũ cán bộ này thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

55

Bảng 3.11: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2013

(Đơn vị tính %) Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Trình độ khác Agribank 3.50 61.53 18.65 16.32 BIDV 4.50 74.43 15.75 5.32 NHHT 1.70 50.68 23.50 24.12 ACB 2.15 72.25 18.75 6.85 HSBC 1.77 60.45 25.75 12.03 Vietcombank 4.65 70.55 15.75 9.05

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2013)

So với NHHT-Chi nhánh Nam Định trình độ cán bộ của các NHTM ở Nam Định cao hơn đáng kể, tỷ lệ trên đại học và đại học trong cơ cấu lao động của các NHTM, đặc biệt là khối cổ phần khá cao. Điều này chứng tỏ các NHTM cổ phần đang đẩy mạnh vấn đề tìm kiếm, bổ sung thêm nguồn lực con ngƣời, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thậm chí xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thêm vào đấy theo kết quả khảo sát khách hàng đối với thái độ phục vụ và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng thì có 41% khách hàng hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên tại NHHT-Chi nhánh Nam Định, chỉ có 32% khách hàng đƣợc hỏi là hài lòng với kỹ năng làm việc cũng nhƣ nghiệp vụ phƣơng pháp giải quyết của cán bộ nhân viên ngân hàng. Nói chung so với các ngân hàng thƣơng mại khác tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ cũng nhƣ nghiệp vụ của cán bộ NHHT-Chi nhánh Nam Định là tƣơng đối thấp, chƣa có tính cạnh tranh.

56

2.2.3.3. Năng lực cạnh tranh về công nghệ

Với sự thành công của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do World Bank tài trợ, năng lực công nghệ của các NHTM tiếp tục đƣợc nâng cấp, thể hiện qua việc hệ thống thanh toán không ngừng phát triển theo hƣớng hiện đại hóa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ở một khía cạnh liên quan, số lƣợng máy ATM đƣợc trang bị không ngừng tăng lên qua các năm đã tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ cho khách hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Sự ra đời của máy ATM đã tạo nên một sự thay đổi lớn trong việc thanh toán, giúp cho quá trình thanh toán không những đƣợc nhanh chóng, tiện lợi mà còn an toàn và bảo mật hơn. Với vai trò của mình, trong vài năm trở lại đây nhu cầu dùng thẻ ATM đã phát triển rộng rãi, điều này làm tăng số lƣợng khách hàng gửi, rút tiền tại các ngân hàng. Đây đƣợc coi là một công cụ hữu hiệu mang lại hiệu quả cạnh tranh của các ngân hàng.

Tuy chƣa có nghiên cứu nào cụ thể về mức độ chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng tăng lên do sự tiện dụng của các máy ATM mang lại nhƣng một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển mạnh mẽ của Agribank nhờ một phần là hệ thống máy ATM của ngân hàng này phủ rộng tại các địa phƣơng, điều này có thể thấy rõ tại Nam Định. Xét

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hợp tác-chi nhánh Nam Định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)