Giới thiệu
Tiểu mục Quyền con người bao gồm phạm vi triển khai các quy trình, các vụ việc vi phạm quyền con người và những thay đổi về khả năng hưởng và thực hiện quyền con người của các bên liên quan.
Các vấn đề quyền con người cần được báo cáo là không phân biệt đối xử, bình đẳng về giới tính, tự do thành lập hội, thỏa ước tập thể, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và quyền của người Bản địa. Việc các tổ chức phải có trách nhiệm tôn trọng quyền con người hiện đang ngày càng nhận được sự đồng thuận trên toàn cầuV.
Khuôn khổ luật pháp quốc tế về quyền con người bao gồm các luật lệ trong các hiệp định, công ước, tuyên bố và các văn kiện khác. Nền tảng của quyền con người là Bộ luật Quyền con người Quốc tế của Liên hợp quốc (UN) được hình thành từ ba văn kiện:
Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN), ‘Universal Declaration of Human Rights’, 1948
Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Covenant on Civil and Political Rights’, 1966
Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights’, 1966 Đây là các điểm tham chiếu đầu tiên cho bất kỳ tổ chức nào báo cáo về quyền con người. Ngoài ba văn kiện chính này, khuôn khổ luật pháp quốc tế về quyền con người còn được củng cố bằng hơn 80 văn kiện khác. Những văn kiện này bao gồm các tuyên bố mềm và nguyên tắc hướng dẫn đến các hiệp định và công ước ràng buộc, và từ các văn kiện toàn cầu đến văn kiện khu vực.
Các tổ chức có thể ảnh hưởng tới hàng loạt quyền con người. Trong quá trình đánh giá quyền con người nào liên quan đến việc báo cáo, tổ chức cần phải rà soát tất cả các quyền con người.
Các văn kiện bổ sung có thể có ích cho việc rà soát của tổ chức là:
Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’, 1998 được xây dựng dựa trên tám Công ước Cốt lõi của ILOVI:
– Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention, 1930
– Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948
– Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949
– Công ước 100 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Equal Remuneration Convention’, 1951 – Công ước 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Abolition of Forced Labour Convention’, 1957 – Công ước 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Discrimination (Employment and Occupation)
Convention)’, 1958
– Công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Minimum Age Convention’, 1973
– Công ước 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Worst Forms of Child Labour Convention’, 1999 Các công ước khu vực, tuân theo nguyên tắc toàn cầu trong Bộ luật Quyền con người Quốc tế, dành cho các
khu vực nơi tổ chức hoạt động, bao gồm:
– Hiến chương Liên minh Châu Phi, ‘African Charter on Human and Peoples’ Rights’, 1981 – Liên đoàn Ả-rập, ‘Arab Charter on Human Rights’, 1994
– Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS), ‘American Convention on Human Rights’, 1969
– Tòa án Quyền con người Châu Âu, ‘European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms’, 1950
V • Liên hợp quốc (UN), ‘Guiding Principles on Business and Human Rights, Implementing the United Nations “Protect, Respect and Remedy” Framework’, 2011. Remedy” Framework’, 2011.
• Liên hợp quốc (UN), Protect, Respect and Remedy: a Framework for Business and Human Rights, 2008.
• Liên hợp quốc (UN), Report of the Special Representative of the Secretary-General on the Issue of Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises, John Ruggie, 2011.
VI Các Công ước 100 và 111 liên quan đến không phân biệt đối xử; Các Công ước 87 và 98 liên quan đến tự do thành lập hội và thỏa ước tập thể; Các Công ước 138 và 182 liên quan đến việc loại bỏ lao động trẻ em; và Các Công ước 29 và 105 liên quan đến việc ngăn ước tập thể; Các Công ước 138 và 182 liên quan đến việc loại bỏ lao động trẻ em; và Các Công ước 29 và 105 liên quan đến việc ngăn chặn lao động cưỡng bức và bắt buộc.
Các công ước bảo vệ các quyền của những cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi công việc của tổ chức, bao gồm nhưng không giới hạn các công ước sau:
– Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women (CEDAW)’, 1979
– Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Rights of the Child’, 1989
– Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination’, 1965
– Công ước 107 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Indigenous and Tribal Populations Convention’, 1957 – Công ước 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Indigenous and Tribal Peoples Convention’, 1991 – Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN), ‘United Nations Declaration of the Rights of Indigenous Peoples’, 2007 – Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Rights of Persons with Disabilities’, 2006
Cần phải lưu ý rằng rất nhiều Lĩnh vực cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả thực hiện quyền con người và những tác động có thể tìm thấy trong các (tiểu) Mục của Hướng dẫn, và không giới hạn ở Tiểu mục Quyền con người.
Xem thêm tài liệu tham chiếu bổ sung 52, 57, 64, 88, 91, 92, 96, 98, 106, 107, 108. trang 174