Lĩnh vực: Đa dạng Sinh học

Một phần của tài liệu G4 hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững phần 1 (Trang 55)

Xem tài liệu tham chiếu 3, 67, 68, 78, 83, 84, 115, 116. trang 100

G4-EN11

CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC SỞ HỮU, CHO THUÊ, QUẢN TRỊ HOẶC GẦN CÁC KHU BẢO TỒN VÀ CÁC KHU VỰC CÓ GIÁ TRỊ Đa DẠNG SINH HỌC CaO BÊN NGOÀI CÁC KHU BẢO TỒN VỰC CÓ GIÁ TRỊ Đa DẠNG SINH HỌC CaO BÊN NGOÀI CÁC KHU BẢO TỒN

a. Báo cáo những thông tin dưới đây cho từng cơ sở hoạt động được sở hữu, cho thuê, quản trị hoặc gần các khu bảo tồn và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao bên ngoài các khu bảo tồn:

ŸVị trí địa lý

ŸĐất mặt và đất ngầm mà tổ chức có thể sở hữu, cho thuê hoặc quản trị

ŸVị trí liên quan đến khu bảo tồn (trong khu vực, gần, hoặc có một phần thuộc khu bảo tồn) hoặc khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao bên ngoài các khu bảo tồn

ŸLoại hoạt động (văn phòng, gia công hoặc sản xuất, hoặc khai thác) ŸKích cỡ cơ sở hoạt động tính bằng km2

ŸGiá trị đa dạng sinh học đặc trưng bởi:

– Thuộc tính của khu bảo tồn hoặc khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao bên ngoài khu bảo tồn (hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt, hoặc hệ sinh thái biển)

– Liệt kê tình trạng bảo tồn (như là Danh mục Quản trị Khu Bảo tồn của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên

Quốc tế (IUCN)67, Công ước Ramsar78, pháp luật quốc gia) trang 101 xEM Sách hướng dẫn Thực hiện

G4-EN12

MÔ TẢ CÁC TÁC ĐỘNG ĐÁNG KỂ CỦa CÁC HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ ĐỐI VỚI Đa DẠNG SINH HỌC TRONG CÁC KHU BẢO TỒN VÀ CÁC KHU VỰC CÓ GIÁ TRỊ Đa DẠNG SINH HỌC CaO BÊN NGOÀI CÁC KHU VỰC BẢO TỒN

a. Báo cáo tính chất của các tác động trực tiếp và gián tiếp đáng kể đối với sự đa dạng sinh học có tham chiếu đến một hoặc nhiều yếu tố sau:

ŸXây dựng hoặc sử dụng các nhà máy sản xuất, khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ŸÔ nhiễm (xuất hiện các chất không tự nhiên sinh ra trong môi trường sống từ các nguồn tập trung và

phân tán)

ŸXuất hiện các loài xâm nhập, các loài gây hại và mầm bệnh ŸGiảm số loài

ŸChuyển đổi môi trường sống

ŸNhững thay đổi trong các quy trình sinh thái bên ngoài phạm vi biến đổi tự nhiên (như là độ mặn hoặc thay đổi trong mực nước ngầm)

b. Báo cáo những tác động trực tiếp và gián tiếp đáng kể có tham chiếu đến các yếu tố sau: ŸNhững loài bị ảnh hưởng

ŸPhạm vi khu vực bị tác động ŸThời gian tác động

ŸKhả năng đảo ngược hoặc không thể đảo ngược tác động trang 102

G4-EN13

MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐƯỢC BẢO TỒN HOẶC PHỤC HỒI

a. Báo cáo quy mô và vị trí của tất cả các khu bảo tồn hoặc được phục hồi môi trường sống, và sự thành công của biện pháp phục hồi đã hay đang được các chuyên gia bên ngoài độc lập chấp nhận hay chưa.

b. Báo cáo xem có các mối quan hệ đối tác với các bên thứ ba để bảo tồn hoặc phục hồi các khu vực môi trường sống tách biệt với nơi tổ chức đã giám sát và thực hiện các biện pháp phục hồi hoặc bảo tồn hay không.

c. Báo cáo tình trạng của từng khu vực dựa trên điều kiện của khu vực đó vào cuối giai đoạn báo cáo.

d. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng. trang 103

Xem tài liệu tham chiếu 68.

G4-EN14

TỔNG SỐ LOÀI TRONG DaNH SÁCH ĐỎ CỦa TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ (IUCN) VÀ SỐ LOÀI TRONG DaNH SÁCH BẢO TỒN QUỐC GIa VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HOẠT ĐỘNG, THEO MỨC ĐỘ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG

a. Báo cáo tổng số loài trong Danh sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và số loài trong danh sách bảo tồn quốc gia với các môi trường sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi tổ chức, theo mức độ nguy cơ tuyệt chủng:

ŸBị đe dọa nghiêm trọng ŸBị đe dọa

ŸDễ bị tổn hại ŸSắp bị đe dọa

ŸÍt nguy cơ nhất trang 104

Một phần của tài liệu G4 hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững phần 1 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)