Xem tài liệu tham chiếu 106, 107, 108. trang 136
G4-EN32
TỈ LỆ PHẦN TRĂM NHÀ CUNG CẤP MỚI ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG CÁC TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG
a. Báo cáo tỉ lệ phần trăm nhà cung cấp mới đã được đánh giá sơ bộ bằng cách sử dụng các tiêu chí về môi
trường. trang 138
G4-EN33
CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC THỰC TẾ VÀ TIỀM ẨN ĐÁNG KỂ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHaI CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHaI
a. Báo cáo số lượng nhà cung cấp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
b. Báo cáo số lượng nhà cung cấp đã xác định là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể. c. Báo cáo các tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể đã xác định trong chuỗi cung ứng. d. Báo cáo tỉ lệ phần trăm nhà cung cấp đã xác định là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn
đáng kể mà những cải thiện đối với các tác động này đã được thống nhất như là kết quả của việc đánh giá. e. Báo cáo tỉ lệ phần trăm nhà cung cấp đã xác định là có tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn
đáng kể mà đã chấm dứt các mối quan hệ như là kết quả của việc đánh giá, và lý do. trang 139
Lĩnh vực: Cơ chế Khiếu nại về Môi trường
Xem tài liệu tham chiếu 106, 107, 108. trang 140
G4-EN34
SỐ LƯỢNG KHIẾU NẠI VỀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ NỘP, XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT THÔNG QUa CƠ CHẾ KHIẾU NẠI CHÍNH THỨC
a. Báo cáo tổng số khiếu nại về tác động môi trường đã nộp thông qua cơ chế khiếu nại chính thức trong giai đoạn báo cáo.
b. Trong các khiếu nại được xác định, báo cáo số lượng khiếu nại: Được xử lý trong kỳ báo cáo
Được giải quyết trong kỳ báo cáo
c. Báo cáo tổng số khiếu nại về tác động môi trường được nộp trước giai đoạn báo cáo mà đã được giải quyết
trong giai đoạn báo cáo. trang 141
DANH MỤC: XÃ HỘI
Giới thiệu
Lĩnh vực xã hội của phát triển bền vững thể hiện các tác động của tổ chức đối với các hệ thống xã hội trong đó tổ chức hoạt động.
Danh mục Xã hội bao gồm các Tiểu mục:
Cách đối xử với người lao động và Việc làm bền vững Quyền con người
Xã hội
Trách nhiệm đối với Sản phẩm
Hầu hết nội dung trong các Tiểu mục đều dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn toàn cầu được quốc tế công nhận hoặc các tài liệu tham chiếu quốc tế liên quan khác.
TIỂU MỤC: CÁCH ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG BỀN VỮNG
Giới thiệu
Các Lĩnh vực thuộc Tiểu mục của Thực hành Lao động đều dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn toàn cầu được quốc tế công nhận, bao gồm:
Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN), ‘Universal Declaration of Human Rights’, 1948
Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Covenant on Civil and Political Rights’, 1966
Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights’, 1966 Công ước của Liên hợp quốc (UN), ‘Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against
Women (CEDAW )’, 1979
Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work’, 1998 được xây dựng dựa trên tám Công ước cốt lõi của ILO:
– Công ước 29 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Forced Labour Convention’, 1930
– Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention’, 1948
– Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Right to Organise and Collective Bargaining Convention’, 1949
– Công ước 100 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Equal Remuneration Convention’, 1951 – Công ước 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Abolition of Forced Labour Convention’, 1957 – Công ước 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Discrimination (Employment and Occupation)
Convention’, 1958
– Công ước 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Minimum Age Convention’, 1973
– Công ước 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Worst Forms of Child Labour Convention’, 1999 Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN), ‘Vienna Declaration and Programme of Action’, 1993
Các Chỉ số Cách đối xử với Người lao động cũng rút ra dựa trên hai văn kiện trình bày về các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh:
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ‘Tripartite Declaration of Principles Concerning Multinational Enterprises and Social Policy’, 1977
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011
Xem thêm tài liệu tham chiếu bổ sung 50, 51, 59, 88, 96. trang 143