Lĩnh vực: Phát thả

Một phần của tài liệu G4 hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững phần 1 (Trang 57)

Xem tài liệu tham chiếu 100, 102, 118, 130, 131, 134. trang 105

Giới thiệu

Trong Hướng dẫn, Lĩnh vực Phát thải bao gồm các Chỉ số về phát thải khí nhà kính (GHG) cũng như là các chất hủy diệt tầng ozone, NOX, SOX, và các loại khí thải đáng kể khác.

Báo cáo phát thải GHG dựa trên cơ sở các yêu cầu báo cáo của ‘GHG Protocol Corporate Accounting and Reporting Standard’ (Nghị định thư GHG) của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (WBCSD).

Nghị định thư GHG bao gồm phân loại phát thải GHG gọi theo ‘Phạm vi’ – Phạm vi 1, Phạm vi 2 và Phạm vi 3. Phạm vi là phân loại các ranh giới hoạt động khi phát thải GHG xảy ra. Phạm vi phân loại các loại phát thải GHG là do tổ chức tự tạo ra hay là do các tổ chức khác có liên quan tạo ra, ví dụ như các nhà cung cấp điện hoặc các công ty vận tải, như sau:

ŸPhát thải trực tiếp (Phạm vi 1) từ các cơ sở hoạt động do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát

ŸPhát thải Gián tiếp Năng lượng (Phạm vi 2) gây ra do phát điện, nhiệt, làm mát hoặc hơi nước mua hoặc có được để tiêu thụ trong tổ chức

ŸPhát thải Gián tiếp khác (Phạm vi 3) là tất cả các loại phát thải gián tiếp (không bao gồm trong Phạm vi 2) xảy ra bên ngoài tổ chức, bao gồm cả phát thải của nhà cung cấp và khách hàng

Phạm vi 1, 2 và 3 của Nghị định thư GHG phù hợp với các định nghĩa ISO 14064 và các Chỉ số GRI như sau: ŸPhạm vi 1 = các loại phát thải GHG trực tiếp (Chỉ số GRI G4-EN15)

ŸPhạm vi 2 = các loại phát thải GHG gián tiếp năng lượng (Chỉ số GRI G4-EN16) ŸPhạm vi 3 = các loại phát thải GHG gián tiếp khác (Chỉ số GRI G4-EN17)

Nghị định thư GHG quy định báo cáo các loại phát thải trực tiếp (Phạm vi 1) và các loại phát thải gián tiếp năng lượng (Phạm vi 2). Việc báo cáo các loại phát thải gián tiếp khác (Phạm vi 3) là không bắt buộc. ‘GHG Protocol Corporate Value Chain (Scope 3) Accounting and Reporting Standard’ của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (WBCSD) quy định báo cáo các loại phát thải gián tiếp khác (Phạm vi 3).

Xem tài liệu tham chiếu 7, 12, 13, 102, 130, 134.

G4-EN15

PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (GHG) TRỰC TIẾP (PHẠM VI 1)

a. Báo cáo tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1) theo tấn CO2 tương đương, độc lập với bất kỳ hoạt động mua bán GHG nào, như là mua, bán, hoặc chuyển giao đền bù hoặc trợ cấp.

b. Báo cáo khí được đưa vào tính toán (khí CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3 hoặc tất cả).

c. Báo cáo phát thải khí CO2 có nguồn gốc từ sinh vật theo tấn CO2 tương đương riêng với tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp (Phạm vi 1).

d. Báo cáo năm mốc được chọn, cơ sở cho việc chọn năm mốc, phát thải trong năm mốc và bối cảnh cho bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc.

e. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

f. Báo cáo nguồn của các yếu tố phát thải được sử dụng và tỉ lệ hiệu suất nóng lên của trái đất (GWP) được sử dụng hoặc tham chiếu đến nguồn GWP.

g. Báo cáo phương pháp hợp nhất được chọn cho phát thải (chia sẻ cổ phần, kiểm soát tài chính, kiểm soát

hoạt động). trang 107-109

Xem tài liệu tham chiếu 7, 12, 13, 102, 130.

G4-EN16

PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (GHG) GIÁN TIẾP NĂNG LƯỢNG (PHẠM VI 2)

a. Báo cáo tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp năng lượng (Phạm vi 2) theo tấn CO2 tương đương, độc lập với bất kỳ hoạt động mua bán GHG nào, như là mua, bán hoặc chuyển giao đền bù hoặc trợ cấp. b. Báo cáo các loại khí được đưa vào tính toán, nếu có.

c. Báo cáo năm mốc được chọn, cơ sở chọn năm mốc, phát thải trong năm mốc và bối cảnh cho bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc.

d. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

e. Báo cáo nguồn của các yếu tố phát thải được sử dụng và tỉ lệ hiệu suất nóng lên của trái đất được sử dụng hoặc tham chiếuđến nguồn GWP, nếu có.

f. Báo cáo phương pháp hợp nhất được chọn cho phát thải (chia sẻ cổ phần, kiểm soát tài chính, kiểm soát

hoạt động). trang 110-111

Xem tài liệu tham chiếu 5, 7, 12, 13, 102, 131, 133, 134.

G4-EN17

PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (GHG) GIÁN TIẾP KHÁC (PHẠM VI 3)

a. Báo cáo tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3) theo tấn CO2 tương đương, không bao gồm các phát thải gián tiếp từ phát điện, nhiệt, năng lượng làm mát và hơi nước đã mua hoặc có được do tổ chức tiêu thụ (những phát thải gián tiếp này được báo cáo theo Chỉ số G4-EN16). Không bao gồm bất kỳ hoạt động mua bán GHG nào, như là mua, bán, hoặc chuyển giao đền bù hoặc trợ cấp.

b. Báo cáo các loại khí được đưa vào tính toán, nếu có.

c. Báo cáo các phát thải khí CO2 có nguồn gốc từ sinh vật theo tấn CO2 tương đương riêng với tổng phát thải khí nhà kính (GHG) gián tiếp khác (Phạm vi 3).

d. Báo cáo các danh mục và hoạt động phát thải khí gián tiếp khác (Phạm vi 3) được đưa vào tính toán. e. Báo cáo năm mốc được chọn, cơ sở chọn năm mốc, phát thải trong năm mốc và bối cảnh cho bất kỳ thay

đổi đáng kể nào trong phát thải dẫn đến việc tính toán lại phát thải trong năm mốc. f. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

g. Báo cáo nguồn của các yếu tố phát thải được sử dụng và tỉ lệ hiệu suất nóng dần lên của trái đất (GWP)

được sử dụng hoặc tham chiếu đến nguồn GWP, nếu có. trang 112-114

Xem tài liệu tham chiếu 7, 130, 134.

G4-EN18

CƯỜNG ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (GHG)

a. Báo cáo tỉ lệ cường độ các phát thải khí nhà kính (GHG).

b. Báo cáo chuẩn đo riêng của tổ chức (mẫu số tỉ lệ) được chọn để tính tỉ lệ.

c. Báo cáo loại phát thải GHG có trong tỉ lệ cường độ: trực tiếp (Phạm vi 1), gián tiếp năng lượng (Phạm vi 2), gián tiếp khác (Phạm vi 3).

d. Báo cáo các khí được đưa vào tính toán. trang 115

Xem tài liệu tham chiếu 7, 102, 130, 131, 132, 134.

G4-EN19

GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (GHG)

a. Báo cáo lượng giảm phát thải khí nhà kính (GHG) đạt được như là kết quả trực tiếp của các sáng kiến giảm phát thải, theo tấn CO2 tương đương.

b. Báo cáo các khí được đưa vào tính toán (CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6, NF3 hoặc tất cả). c. Báo cáo năm mốc hoặc mốc khởi điểm được chọn và cơ sở cho lựa chọn này.

d. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

e. Báo cáo việc giảm phát thải khí nhà kính (GHG) xảy ra trong phát thải trực tiếp (Phạm vi 1), gián tiếp năng

lượng (Phạm vi 2) hay gián tiếp khác (Phạm vi 3). trang 116-117

Xem tài liệu tham chiếu 12, 13, 120, 121.

G4-EN20

CÁC CHẤT HỦY DIỆT TẦNG OZONE (ODS)

a. Báo cáo hoạt động sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu ODS theo mức tương đương với CFC-11. b. Báo cáo các chất được đưa vào tính toán.

c. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

d. Báo cáo nguồn các yếu tố phát thải được sử dụng. trang 118

Xem tài liệu tham chiếu 110, 111, 112, 113, 119.

G4-EN21

NOX, SOX, VÀ CÁC PHÁT THẢI KHÍ ĐÁNG KỂ KHÁC

a. Báo cáo lượng phát thải khí đáng kể, theo kilôgam hoặc các bội số cho từng chất sau: ŸNOX

ŸSOX

ŸCác chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) ŸCác hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

ŸCác chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm (HAP) ŸHạt vật chất (PM)

ŸCác danh mục tiêu chuẩn khác của phát thải khí đã xác định trong các quy định liên quan b. Báo cáo các tiêu chuẩn, phương pháp và giả thiết được sử dụng.

c. Báo cáo nguồn các yếu tố phát thải được sử dụng. trang 119-120

Một phần của tài liệu G4 hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững phần 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)