2.4.5.1Thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết khách quan cũng như vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế, nên ở nước ta ngay từ khi hệ thống Ngân hàng ra đời, TTKDTM đã được tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì hệ thống Ngân hàng hoạt động hoàn toàn mang tính chất hành chính, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Nên TTKDTM cũng được thực hiện bằng các biện pháp hành chính, áp đặt và quan liêu thể hiện ở chỗ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Buộc các đơn vị tổ chức kinh tế phải mở tài khoản ở một Ngân hàng duy nhất, phải tập trung thanh toán qua Ngân hàng.
- Kỹ thuật, công nghệ thanh toán còn lạc hậu hầu hết mọi thao tác đều làm bằng thủ công, do vậy hay xảy ra sai sót, thêm vào đó các giấy báo liên hàng, chứng từ…đều phải gửi qua đường bưu điện nên tốc độ thanh toán chậm.
- Trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng và các bên tham gia thanh toán không cao. Chính vì vậy, TTKDTM ở thời kỳ này không phát huy được tác dụng dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm, tâm lý người dân không thích thanh toán chuyển khoản mà thích thanh toán bằng tiền mặt.
2.4.5.2Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường
Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm cải tiến cơ bản TTKDTM. Như ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng vào tháng 05 năm 1990 và đặc biệt là sự ra đời của thể lệ TTKDTM vào tháng 07 năm 1991 đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền….Sau mười năm thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác thanh toán nói riêng đặc biệt là TTKDTM đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Đó là từng bước hiện đại hoá, quốc tế hoá hoạt động thanh toán theo chương trình đổi mới công nghệ Ngân hàng, bao gồm chương trình trước mắt và chương trình lâu dài.
- Hiện đại hoá hoạt động thanh toán thông qua việc cải tiến đồng loạt các nghiệp vụ thanh toán của hệ thống Ngân hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong thanh toán ở tất cả các cấp Ngân hàng.
- Phát triển nhiều công cụ thanh toán mới phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện tại và giảm thấp nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt.
- Tự do hoá việc lựa chọn Ngân hàng mở tài khoản giao dịch, xoá bỏ gò ép thanh toán theo địa chỉ áp đặt, do đó bước đầu tạo ra sự cạnh tranh giữa các hệ thống Ngân hàng, tạo ra sự cân bằng giữa khách hàng và Ngân hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 - Hiện nay, đã thực hiện nối mạng thông tin thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh và một số Ngân hàng thương mại cổ phần. Nối mạng thông tin giữa các Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng dự án phát triển các hệ thống thanh toán bao gồm thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền liên hàng, thanh toán điện tử.
Tất cả cải tiến trên đã tạo cho điều kiện TTKDTM ở nước ta diễn ra dễ dàng và thông suốt hơn. Nhưng nếu so với tốc độ thanh toán trên thế giới thì tốc độ thanh toán nước ta còn chậm. Bên cạnh đó TTKDTM chỉ phổ biến ở các bộ phận cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, còn đối với bộ phận dân cư thì còn ít. Điều này đã ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước và đặc biệt ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mặt khác những năm qua chúng ta đã hình thành một số thể thức thanh toán mới như thẻ nhưng còn hạn chế nêú không nói là hình thức. Việc đổi mới công nghệ thanh toán có sự chuyển biến mạnh mẽ về nội dung lẫn cơ sở vật chất thế nhưng tác dụng chưa tương xứng với chi phí bỏ ra, số liệu thông tin còn chậm chễ, sai sót còn nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung các thể thức thanh toán hiện hành ở nước ta vẫn còn mang dáng dấp, nội dung của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, một số hình thức thanh toán còn phiền hà về thủ tục, sự an toàn chưa cao…
Từ những thực trạng trên, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những nỗ lực lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán để dần hoà chung vào mạng lưới thanh toán Quốc tế, rút ngắn được khoảng cách về trình độ nghiệp vụ thanh toán so với các Ngân hàng nước ngoài. Do đó việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo các chuyên gia kỹ sư giỏi về thanh toán và tin học là điều tất yếu phải làm song song với việc khai thác các ưu thế của các hình thức thanh toán đang được áp dụng và đưa ra các hình thức thanh toán mới nhằm mở rộng phạm vi và tăng khối lượng thanh toán qua Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 hàng cần phải tiến hành phổ cập về thanh toán qua Ngân hàng trong dân cư để họ thấy được những ưu thế của việc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.
Có thể nói Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện chế độ TTKDTM cho phù hợp với nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai nhiều thể thức, hình thức thanh toán tiên tiến, từng bước hoà nhập với hệ thống thanh toán theo thông lệ các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.4.6. Kinh nghiệm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại một số nước
Những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán rất được coi trọng, có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sử dụng các phương tiện TTKDTM, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.
2.4.6.1 Tại Hàn Quốc
Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, TT KDTM chiếm 80%. Có được kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch định được chiến lược tổng thể, dài hạn; đã xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán. Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên tại Seoul, do cơ quan Thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc. Tham gia vào hệ thống này là ngân hàng Trung ương và những ngân hàng lớn cùng một số tổ chức phi tài chính. Tại các Trung tâm thanh toán bù trừ, các phương tiện séc, hối phiếu… được thanh toán bù trừ cho nhau bằng các nghiệp vụ với sự hỗ trợ đắc lực của mạng máy tính.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được ngân hàng Trung ương rất quan tâm chính phủ thành lập Vụ Công nghệ thông tin, có các phòng chuyên môn để quản lý, vận hành, bảo trì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 máy tính và hệ thống thông tin. Hiện nay, tại trung tâm chính có các máy Mainframe và máy chủ Server với hệ điều hành UNIX và Windows 2000, XP… hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle; ngoài ra có khoảng 2.500 máy tính cá nhân được sử dụng như các thiết bị đầu cuối.
2.4.6.2 Thái Lan
Thẻ ngân hàng được phát triển mạnh và sử dụng phổ biến trong những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thẻ). Có nhiều loại thẻ với nhiều chức năng: rút tiền mặt, thanh toán, tín dụng… Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các Ngân hàng thương mại đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia. Nhờ sự liên kết đó, khi chủ thẻ rút tiền hoặc thanh toán tại máy ATM của bất cứ ngân hàng nào đã tham gia vào Trung tâm chuyển mạch quốc gia đều được xử lý nhanh chóng, thuận tiện.
Quản lý và vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia là do công ty Processing Center Co.Ltd đảm nhiệm. Công ty này được liên doanh giữa 2 ngân hàng lớn nhất của Thái Lan là Bangkok Bank và Thai Famers Bank với Công ty thương mại – Saha Union. Cùng với việc vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia, Processing Center Co.Ltd còn thực hiện việc quyết toán và đối chiếu các giao dịch ATM cho tất cả các ngân hàng thành viên của mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác như: chuyển tiền cá nhân trực tuyến, dịch vụ thông tin tín dụng, in ấn và chuyển giao sao kê thẻ… Để có được các dịch vụ cung cấp cho khách hàng với chất lượng cao, Processing Center Co.Ltd phải thường xuyên duy trì trên120 kênh thuê bao Leased line tốc độ cao để xử lý các giao dịch trực tuyến Online.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
2.4.6.3 Tại Singapore
Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai hình thức TTKDTM tại các ngân hàng. Theo thống kê đến nay có hơn 80% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Những bài học kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ thanh toán là:
- Hệ thống chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho khách hàng có thể thuận tiện khi đi giao dịch, khách hàng không cảm thấy ngại khi đi ngân hàng, vì thế mọi giao dịch tiền tệ của họ chủ yếu là qua ngân hàng
- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ thanh toán tự động như: chuyển tiền điện tử, internet banking, phone banking, home banking…để phục vụ cho khách hàng. Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng làm giảm bớt hình thức sử dụng tiền mặt trong dân cư.