Theo Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của NHNN ban hành về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức dịch vụ thanh toán, Quy định 1092/QĐ - NHNN ngày 08/10/2002 về việc ban hành thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 5 hình thức TTKDTM hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:
Séc
Ủy nhiệm chi Ủy nhiệm thu Thư tín dụng Thẻ ngân hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm. Do đó, cần phải nắm được nội dung, tính chất của từng hình thức để có thể vận dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.3.1 Thanh toán bằng séc
a. Một số quy định chung về séc
Séc là một loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới. Quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên các luật Thương mại Quốc gia và trên công ước Quốc tế.
Theo Nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc: Séc là phương tiện thanh toán cho người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu ghi sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hoặc trả cho người cầm séc.
*Phạm vi thanh toán
Séc được thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thỏa thuận với nhau về việc tổ chức thanh toán séc cho khách hàng của hai bên trên cơ sở chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn và thuận tiện trong thanh toán.
*Thời hạn xuất trình séc
Thời hạn xuất trình của séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát cho tới ngày nộp vào đơn vị thanh toán. Thời hạn này bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời hạn đó được lùi đến ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ theo quy định.
*Thời hạn thanh toán séc
Thời hạn thanh toán séc là 6 tháng kể từ ngày ký phát séc được nộp vào ngân hàng xin thanh toán và tờ séc được thanh toán có điều kiện. Trong thời hạn xuất trình thì tờ séc được thanh toán vô điều kiện. Trong thời hạn thanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 toán séc (Sau 30 ngày) sau thời hạn xuất trình ngân hàng sẽ tiếp tục thanh toán tờ séc nếu không nhận được thông báo đình chỉ của người ký phát.
Các loại séc:
* Séc chuyển khoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao dịch trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác.
* Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trực tiếp số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc đó, hoặc phong tỏa số dư trên tài khoản tiền gửi của người ký phát.
Do không được đảm bảo khả năng thanh toán bởi ngân hàng thanh toán hoặc được sự bảo lãnh của bên thứ 3, mà khả năng thanh toán của séc phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiền gửi của người ký phát nên trong thanh toán bằng séc phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiền gửi của người ký phát nên trong thanh toán bằng séc chuyển khoản luôn phải đảm bảo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau. Nguyên tắc này thể hiện trong từng trường hợp như sau:
b. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản
* Séc chuyển khoản thanh toán cùng chi nhánh ngân hàng
b
Sơđồ 2.3 Quy trình thanh toán séc chuyển khoản cùng chi nhánh
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanhtoán
(1a)
(1b)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Chú giải:
(1a). Người ký phát trao séc cho người thụ hưởng séc.
(1b). Người thụ hưởng séc trao hàng hóa, dịch vụ cho người ký phát. (2). Người thụ hưởng séc nộp bản kê nộp séc vào ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán.
* Séc chuyển khoản được thanh toán giữa các ngân hàng có thỏa thuận với nhau.
* Séc chuyển khoản khác ngân hàng, không có ủy quyền đối với lệnh chuyển Nợ.
Quy trình thanh toán được thể hiện qua sơđồ 2.4
(3)
Sơđồ 2.4 Quy trình thanh toán séc chuyển khoản giữa các ngân hàng
Chú giải:
(1a). Người ký phát trao séc cho người thụ hưởng séc.
(1b). Người thụ hưởng séc trao hàng hóa, dịch vụ cho người ký phát. (2). Người thụ hưởng séc nộp bản kê nộp séc vào ngân hàng thu hộ để nhờ thu hộ tiền.
(3).Ngân hàng thu hộ chuyển séc và bảng kê hộp séc sang tiên ngân hàng thanh toán.
c. Quy trình thanh toán séc bảo chi
Do đã được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả nên trong thanh toán séc bảo chi, nếu ngân hàng hàng thu hộ kiểm soát được sự chắc chắn về khả năng thanh toán của séc thì có thể ghi Có ngay cho người thụ hưởng. Trên thực tế, séc bảo chi thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống sẽ được ghi Có ngay cho người thụ hưởng.
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ
(1a) (1b)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
*. Séc bảo chi thanh toán cùng ngân hàng
Quy trình thanh toán được thể hiện qua sơđồ 2.5
Sơđồ 2.5. Quy trình thanh toán séc bảo chi thanh toán cùng ngân hàng
Chú giải:
(1) - Người ký phát làm thủ tục bảo chi Séc.
Người ký phát nộp UNC kèm tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố nộp vào ngân hàng để xin bảo chi séc.
Ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản của người ký phát, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khỏan tiền gửi chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Sau đó đóng dấu “Bảo chi” lên tờ séc vào giao séc cho khách hàng.
(2) - Người ký phát giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa dịch vụ.
(3) – Người thụ hưởng lập bảng kê kèm các tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.
(4) – Ngân hàng tất toán tài khoản đảm bảo thanh toán séc.
*. Séc bảo chi thanh toán khác ngân hàng
- Trường hợp séc bảo chi thanh toán phạm vi khác ngân hàng, khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ.
Ngoài giai doạn bảo chi séc như trên thì quy trình thanh toán và kế toán tương tự quy trình thanh toán và kế toán séc chuyển khoản khác ngân hàng, tức là vẫn đảm bảo nguyên tắc hạch toán ghi Có cho người thụ hưởng sau khi đã ghi Nợ cho người ký phát.
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán
(2) (1)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 - Trường hợp séc bảo chi thanh toán khác ngân hàng, cùng hệ thống
Quy trình thanh toán được thể hiện qua sơđồ 2.6
Sơđồ 2.6. Quy trình thanh toán séc bảo chi thanh toán khác ngân hàng
Chú giải:
(1) – Người ký phát nộp 3 liên giấy xin bảo chi séc và tờ séc chuyển khoản ngân hàng thanh toán.
(2) - Ngân hàng thanh toán lưu ký tiền vào tài khoản thanh toán séc bảo chi, làm thủ tục bảo chi và giao tờ séc đã bảo chi cho người ký phát.
(3) - Người ký phát giao tờ séc đã bảo chi cho người thụ hưởng. (4) – Người thụ hưởng giao hàng cho người ký phát.
(5) – Người thụ hưởng nộp séc kèm tờ kê nộp séc vào ngân hàng thu hộ.
2.3.2.2Ủy nhiệm chi
a. Khái niệm và phạm vi thanh toán
Ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Phạm vi thanh toán
+ Thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. + Thanh toán giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng hệ thống.
Nội dung thanh toán
UNC được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay các hệ thống ngân hàng.
b. Quy trình thanh toán UNC
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ (5)
(4) (3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 * UNC thanh toán phạm vi cùng một chi nhánh ngân hàng.
Quy trình thanh toán UNC cùng ngân hàng được thể hiện qua sơđồ 2.7
Sơđồ 2.7 Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi cùng ngân hàng
Chú giải:
(1) - Bên mua gửi lệnh chi cho ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán. (2) - Bên bán giao hàng hoá cho bên mua.
(3) - Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Nợ cho bên mua. (4) - Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Có cho bên bán. * UNC thanh toán ở phạm vi khác chi nhánh ngân hàng
Quy trình thanh toán UNC khác ngân hàng được thể hiện qua sơđồ 2.8
Sơđồ 2.8. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi khác ngân hàng
Chú giải:
(1) - Bên mua lập bốn liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình. (2) – Ngân hàng phục vụ bên mua báo Nợ cho bên mua.
(3) – Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển chứng từ cho Ngân hàng phục vụ bên bán.
Người chi trả (người
mua) Người thụ hưởng (người bán)
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán (1) (2) (4) (3 )
Bên mua Bên bán
Ngân hàng phục vụ
bên mua Ngân hàng phbên bánục vụ (3)
Hàng hoá dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
2.2.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
a. Một số quy định chung về uỷ quyền nhiệm thu (UNT).
UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng gửi vào ngân hàng phục vụ mình để thu tiền về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng.
Nội dung thanh toán
UNT được áp dụng thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ những khoản có thể cân đong đo, đếm được 1 cách chính xác.
Ví dụ: Tiền dịch vụ điện thoại, tiền điện nước…
Phạm vi thanh toán
+ Thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ.
+ Thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
b. Quy trình thanh toán UNT
Quy trình thanh toán UNT ở phạm vi cùng ngân hàng được thể hiện qua sơđồ 2.9
Sơđồ 2.9. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu cùng ngân hàng
Chú giải:
(1) Người bán giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
(2) Người bán lập nhờ thu gửi ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán. (3) Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Nợ cho người chi trả (4) Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền thanh toán sang ngân hàng phục vụ người bán.
Quy trình thanh toán UNT khác ngân hàng được thể hiện qua sơđồ 2.10
Người bán
(Thụ hưởng) Người mua (Chi trả)
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán
(2) (3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Sơđồ 2.10. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu khác ngân hàng
Chú giải:
(1) – Người bán giao hàng hoá cho người mua.
(2) – Người bán gửi nhờ thu tới ngân hàng phục vụ mình
(3) – Ngân hàng phục vụ người bán gửi nhờ thu sang ngân hàng phục vụ người mua.
(4) – Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền thanh toán sang ngân hàng phục vụ người bán.
2.2.3.4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng a. Những quy định chung
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng.
So với các chứng từ thanh toán khác séc, UNC, UNT… Các điều kiện ghi trên thư tín dụng tiền gửi đối với đa dạng, hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký.
Nội dung thanh toán
Thư tín dụng được để thanh toán tiền hàng dịch vụ trong trường hợp bên bán hàng, cung ứng dịch vụ đòi hỏi phải có tiền để chi trả ngay và phù hợp với số tiền hàng đã giao, dịch vụ đã cung ứng theo hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng trong trường hợp khác địa phương.
Trong trường hợp bên thụ hưởng không tin tưởng khả năng chi trả của bên trả tiền hoặc trường hợp bên trả tiền đã vi phạm chế độ thanh toán hiện hành, ngân hàng buộc họ phải chuyển sang hình thức thanh toán này.
Người bán (Thụ hưởng) [ơ Người mua (Chi trả) Ngân hàng
phục vụ người bán phục vNgân hàngụ người mua (5) (1) (6) (2) (3) (4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
Phạm vi thanh toán:
Hai bên khách hàng mở tài khoản tại 2 ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Trường hợp khác hệ thống phải có thêm điều kiện: trên địa bàn Ngân hàng bên bán phải có chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng bên mua và các ngân hàng này phải tham gia hệ thống thanh toán bù trừ.
Điều kiện thanh toán
Do tính chất phức tạp của quá trình công nghệ thanh toán nên thư tín dụng được mở với số tiền tương đối lớn (tối thiểu là 10 triệu đồng).
Mỗi Thư tín dụng chỉ dùng để thanh toán với người thụ hưởng và chỉ thanh toán một lần (trường hợp đặc biệt thanh toán hai lần).
Thời gian thanh toán
Thời gian tương đối dài (3 tháng kể từ ngày mở Thư tín dụng) thư tín dụng không được bổ sung thêm tiền, nếu bổ sung thêm tiền thì phải mở Thư tín dụng khác.
Sau thời gian hiệu lực quy định, Thư tín dụng đã mở không được sử dụng sẽ bị huỷ bỏ bằng việc trả lại tiền trên tài khoản Thư tín dụng vào tài khoản tiền gửi của người trả tiền.
b. Quy trình thanh toán thư tín dụng.
*Trường hợp 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 ngân hàng cùng hệ thống.
Sơđồ 2.11. Quy trình thanh toán thư tín dụng cùng ngân hàng
Bên mua
[ơ
Bên bán
Ngân hàng
phục vụ bên bán phụNgân hàngc vụ bên mua (1)
(2) (4)
(5)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Chú giải:
(1) – Bên mua gửi giấy xin mở Thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình. (2) – Ngân hàng phục vụ bên mua trích tài khoản tiền gửi và lưu ký tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Thư tín dụng của người mua.
(3) – Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển giấy mở Thư tín dụng sang ngân hàng phục vụ bên bán.
(4). Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển một liên giấy mở Thư tín dụng cho bên bán.
(5) – Bên bán giao hàng cho bên mua.
(6) – Bên bán nộp bảng kê xin thanh toán Thư tín dụng vào ngân hàng phục vụ mình.
* Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản ở hai ngân hàng khác hệ thống được thực hiện trong trường hợp trên địa bàn của người thụ hưởng có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ.
2.2.3.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán ngân hàng a. Những quy định chung
*. Khái niệm:Thẻ ngân hàng là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và cấp cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các thanh toán khác và rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. (ATM).
*. Các loại thẻ ngân hàng
- Thẻ ghi nợ
Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Thẻ này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán thường xuyên có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc ngân hàng phát hành thẻ xem xét và quyết định.
- Thẻ quỹ thanh toán