3. Yêu cầu của đề tài
3.5.2. Các giải pháp quản lý
3.5.2.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề
a. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề
Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề: phát triển sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và BVMT, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; lợi ích kinh doanh của làng nghề cần được chia sẻ cho hoạt động BVMT.
Trên cơ sở hoàn thiện thể chế và hệ thống các văn bản về BVMT làng nghề, cần chủ động giám sát môi trường chặt chẽ, thực hiện kiểm kê nguồn thải để đề xuất các kế hoạch xử lý ô nhiễm và BVMT. Các quy định về đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT làng nghề; thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải và xử lý chất thải cho phù hợp; lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương; có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT làng nghề.
Cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phương, tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các Quy định, Hương ước, Cam kết BVMT của chính địa phương.
b. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã
Chính quyền xã đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề. Tại xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
Sơđồ 3.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã
Với hướng tiếp cận như trên, cần thiết phải xây dựng, bổ sung quy định rõ chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, cá nhân bộ phận chức năng có liên quan trong quản lý môi trường làng nghề.
3.5.2.2. Quy hoạch hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT a. Quy hoạch khu sản xuất tập trung
Chính quyền địa phương nên xem xét giải pháp quy hoạch tập trung khu sản xuất xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập chung.
b. Quy hoạch phân tán
Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc
UBND xã
Chủ tịch UBND xã
Cán bộ chuyên môn Tài nguyên Môi trường xã
Các ban, ngành của xã
(MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã...)
Lãnh đạo thôn
(Trưởng thôn)
Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn
(Vệ sinh viên và cán bộ MT) Hội liên gia
Hộ gia đình thuần nông Hộ gia đình sản xuất Cơ sở sản xuất nhỏ (Cụm giađình) Cơ sở sản xuất trung bình (Doanh nghiêp nông thôn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để kết hợp với du lịch. Ví dụ: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề truyền thống Rượu Tam Đa và các làng nghề ít gây ô nhiễm.
Hai loại hình quy hoạch khu sản xuất tập chung và quy hoạch phân tán đều có thể áp dụng được cho làng nghề Sen Chiểu. Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ về các điều kiện liên quan đến số lượng cơ sở sản xuất, quy mô cơ sở, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trước khi quyết định phương án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phu hợp về BVMT.
Theo đề án xây dựng nông thôn mới của xã Sen Chiểu, kế hoạch có 6,05ha đất sẽ dùng để quy hoạch điểm công nghiệp tập trung. Nếu điều này trở thành hiện thực trong tương lai thì sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường địa phương và là tiền đề để đầu tư công nghệ xử lý cho cả điểm công nghiệp.
3.5.2.3. Giải pháp quản lý rác thải a. Thu gom rác thải
UBND xã nên thành lập tổ vệ sinh môi trường được trang bị xe chở rác và các dụng cụ lao động chuyên dụng phục vụ công tác thu gom rác thải. Công việc của hộ là thu gom, chở rác thải ra bãi rác của xã và nạo vét cống rãnh thoát nước.
Vì làng nghề tập trung ở ba cụm 11, 12, 13, cần bổ sung lượng công nhân thu gom ở mỗi cụm tăng lên từ 3 - 4 người tùy thuộc vào thời vụ. Việc thu gom tùy vào lượng rác mà có thể là đi với tần suất 2-3 lần/tuần.
Các hộ gia đình cần nộp phí cho việc này, phí đề xuất thu/hộ sản xuất là 90.000 đồng/tháng, hộ không sản xuất là 3.000 đồng/khẩu/tháng.
Đồng thời UBND xã cũng cần đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt hành chính cụ thể với những hành vi đổ rác bừa bãi, không ra ngoài môi trường.
b. Vệ sinh hệ thống thoát nước
Do hầu hết các rãnh, mương thoát nước của địa phương chủ yếu là “lộ thiên”. Vì vậy, để hệ thống hoạt động một cách lâu dài phải có hình thức vệ sinh thường xuyên. Bùn thải có thể tận dụng để bón cây hoặc đưa tới một khu riêng để xử lý. Việc thu gom có thể là do tổ vệ sinh của địa phương đảm nhận, hoặc khu vực làng Sen Chiểu phải thành lập tổ vệ sinh riêng. Ngoài ra, còn có thể huy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
động các đoàn thể cùng chung tay giúp đỡ như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, học sinh...tham gia theo đợt làm vệ sinh môi trường.
Hệ thống mương rãnh tốt nhất ít có nắp đậy, phải được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng quy mô phát triển của làng nghề.
c. Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường
Tại làng nghề thì việc thành lập một bộ phận chuyên trách về môi trường là cần thiết nhằm phụ trách về môi trường và an toàn lao động nhằm quản lý và giám sát chất lượng môi trường.
Tùy vào tình hình địa phương cần có các quy định về môi trường, cán bộ môi trường cần phải có trình độ chuyên môn và kỹ thuật nhất định giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các quy định về môi trường và xử lý chất thải.
Tại địa phương cũng cần xây dựng phương án kiểm tra chất lượng môi trường một cách hệ thống, thường xuyên và duy trì đều đặn.
3.5.2.4. Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng
Giáo dục môi trường giúp mọi người nhận thức về môi trường một cách tốt hơn. Giúp họ ý thức và nhận ra trách nhiệm của mình tới môi trường.
Các mục tiêu của giáo dục môi trường gồm:
- Nâng cao ý thức của người dân về môi trường, bảo vệ môi trường, có những hành động phức tạp.
- Trang bị cho người dân các kiến thức về môi trường và các giải pháp liên quan khiến họ có ý thức và thói quen cần thiết trong bảo vệ môi trường thông qua các kênh truyền thông môi trường như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đồng thời cũng nên tổ chức các lớp tập huấn về môi trường tạo điều kiện cho cán bộ địa phương và nhân dân nắm được nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường và hơn hết từ đó họ tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng tới chính cuộc sống của mình.
Thông qua các đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.... tổ chức các buổi sinh hoạt, ngoại khóa về môi trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường địa phương. Đặc biệt, cần tuyên truyền sau rộng đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh cần có các buổi ngoại khóa về môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
3.5.3. Các giải pháp về kỹ thuật
3.5.3.1. Giải pháp “sản xuất sạch hơn”
Đối với làng nghề CBNS như Sen Chiểu, các sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như:
- Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn…
- Tận thu lại bã thải: Có thể tác sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Đối với Sen Chiểu, có thể phát huy tốt hai mục đích là làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp.
- Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.
3.5.3.2 Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải
- Nước thải:
Đối với làng nghề Sen Chiểu, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.
- Xử lý nước thải chăn nuôi: Đối với nước thải chăn nuôi, biện pháp hiệu quả nhất là nên sử dụng bể biogas. Xã cần động viên các hộ này thiết kế bể biogas qua việc phân tích chi phí, lợi ích của giải pháp này vì hiện nay mới chỉ có một số hộ làm bể với lý do tốn kém, không có diện tích xây cố định.
- Xử lý nước thải sản xuất:
Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo.
Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước. Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chung của làng nghề vào hố gas chung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Còn tại các hộ sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi nghề sẽ có những bước xử lý sơ bộ: trước hết với những hộ sản xuất với quy mô vừa sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô.
Sơđồ 3.6. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP
(Đặng Kim Chi, 2005)
Hộ sản xuất số 1 Hộ sản xuất số 2 Hộ sản xuất số 3
Nước thải Nước thải Nước thải
Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Cống rãnh chung Hố gas chung
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bùn thải
Ủ
Phân hữu cơ sinh học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Sen Chiểu là một làng nghề chế biến nông sản thực phẩm điển hình về bún, đậu, bánh cuốn của vùng Đồng bằng sông Hồng, với tổng sản phẩm hàng năm đạt từ 30 đến 50 nghìn tấn, đóng góp hơn 20 tỷ đồng (hơn 50%) trong cơ cấu GDP của xã, giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động của địa phương và cả các vùng khác. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chính ở làng nghề Sen Chiểu là theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất; vốn đầu tư còn hạn chế nên việc đầu tư cho thiết bị, nhất là việc sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất còn khó thực hiện, không có đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải và bã thải nên toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt được đổ chung về kênh tiêu của vùng rồi thải trực tiếp ra sông Đáy.
2. Về hiện trạng môi trường: Hiện nay Sen Chiểu hầu như đã bị ô nhiễm trên phạm vi toàn xã, lượng nước thải và chất thải rắn quá nhiều, không được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm cũng như cảnh quan môi trường của xã. Cụ thể như:
- Chất lượng môi trường nước mặt (ao, hồ) ở Sen Chiểu chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất cao: Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần như COD cao hơn 10 lần, BOD cao hơn 12 lần, Coliform cao hơn 3 lần theo quy định QCVN 08/2008/BTNMT cột B1.
- Các chỉ tiêu trong nước ngầm chưa vượt quá giới hạn, riêng chỉ tiêu NH4+
đã vượt tiêu chuẩn 6 lần theo QCVN 09:2008/BTNMT.
- Nước thải tại các cống chung trong xã sau khi phân tích đã vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần như: COD gấp 56 lần, BOD5 gấp 60 lần, NO2- gấp 160 lần, Coliform gấp 5 lần, nồng độ pH thấp thể hiện tính chất nước thải hữu cơ đã bị phân hủy yếm khí.
- Không khí của làng nghề chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải và chất thải ở ven các trục đường đi, cống rãnh của xã, song do không khí phát tán nên các mẫu đo hầu như chưa vượt quá TCCP.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
- Lượng rác thải của làng nghề là rất lớn với tổng khoảng 2.570 tấn mỗi năm. Rác thải được thu gom hợp vệ sinh khoảng 85% lượng rác thải phát sinh, phần còn lại được người dân chôn lấp vào đất trong gia đình, đưa ra lòng lề đường, các kênh mương, sông, các bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường.
3. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải thực hiện các giải pháp quản lý như hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề, quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, các giải pháp về quản lý và giáo dục và tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý môi trường; các giải pháp kỹ thuật như xử lý chất thải rắn bằng cách tận dụng bã thải làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu trồng nấm, làm phân bón, xử lý nước thải thông qua việc đổi mới thiết bị, công nghệ xử lý, tuần hòa nước.
2. Kiến nghị
Phát triển đời sống cho người dân là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Phát triển kinh tế xã hội là điều quan trọng nhưng đảm bảo cho người có được môi trường sống chất lượng cũng không kém phần quan trọng. Tại các làng nghề hiện nay vẫn chỉ coi trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến môi trường và làng nghề Sen Chiểu cũng vậy. Bởi vậy chúng ta cần có sự quan tâm hơn của các cấp chính quyền về vấn đề môi trường, thay đổi dần tư duy của người dân nông thôn và tiến hành các biện pháp để cải thiện môi trường tại các làng nghề.
Nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ có người sản xuất và nơi sản xuất mới là lực lượng quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc quản lý sản xuất và môi trường như: Xây dựng mô hình thu gom rác, hương ước bảo vệ môi trường.
Nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã, cụm dân cư trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Việc quản lý từ cấp xã, thôn có thể vận động, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đến từng hộ gia đình trong làng.
Cần có những chính sách cụ thể trong công tác quản lý môi trường cho làng nghề để cán bộ các cấp đặc biệt là cấp xã thôn có thể thực hiện tốt công tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
quản lý của mình.