Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 54)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.1. Hiện trạng môi trường nước

3.3.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trong xã

Xã Sen Chiểu đã có hệ thống đường cống rãnh dùng để tiêu thoát nước dùng cho cả nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi, phần lớn lượng nước thải trên được đổ vào các ao, hồ, sông trong xã. Mặc dù đã được bố trí tương đối hợp lý nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh, cống rãnh đã bị lấp đầy rác, nhiều chỗ gây ứ tắc cục bộ, hệ thống cống rãnh không có nắp đậy, bề rộng cống rãnh bé vì vậy vào ngày mưa có những đoạn gây úng ngập, ngày nắng thì bốc mùi hôi thối khó chịu. Vào mùa sản xuất do nhu cầu nhiều nên công suất sản xuất tăng lên, như thôn Sen Chiểu, Sen Chiểu… dẫn đến tình trạng quá tải và gây tràn nước ra lòng lề đường giao thông.

Với các nguồn nước ao, hồ, sông trong xã được sử dụng làm nơi chứa các loại nước thải sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Các ao hồ không có sự trao đổi nước với bên ngoài, khả năng tự làm sạch kém, hàm lượng chất ô nhiễm cao (thể hiện trong bảng kết quả phân tích) vượt ngưỡng chịu tải của ao hồ, dẫn tới hàm lượng các chất COD, BOD, NH4+, TSS, Coliform…vượt nhiều lần cho phép theo quy chuẩn QCVN 08/2008- BTNMT. Mặt khác do hàm lượng chất ô nhiễm vượt nhiều lần đã làm nhiều loại động thực vật trong các ao hồ bị chết.

Theo báo cáo của UBND xã Sen Chiểu năm 2013, toàn xã chăn nuôi hơn 12.000 cá thể gia súc (chủ yếu là lợn thịt) và 102.000 cá thể gia cầm (gà, vịt) được nuôi trong môi trường chật hẹp, nước thải hầu hết tập trung vào một số ao,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

hồ, kênh mương quanh làng gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật đã tạo nên một dư lượng lớn chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt, khi hàm lượng các chất tăng cao có thể gây chết các loài động vật, sinh vật sống ở các tầng nước mặt, các loại rau, quả được trồng trọt và tưới tiêu bằng nước kênh mương, ao hồ, bị ô nhiễm và có thể gây độc cho người dân.

Bảng 3.3: Chất lượng nước mặt tại xã Sen Chiểu

TT Thông số TN Đơn vị Kết quả PT QCVN 08:2008 /BTNMT Cột B1 NM1 NM2 1 pH - 6,14 6,46 5,5 – 9

2 DO (Oxy hòa tan) mg/l 7,22 6,73 ≥ 4

3 TSS mg/l 85 76 50 4 COD mg/l 357 272 30 5 BOD5 (200C) mg/l 187 148 15 6 NH+4 theo N mg/l 8 11 0,5 7 Cl- mg/l 115 134 600 8 NO2- theo N mg/l 0,08 0,11 0,04 9 NO3- theo N mg/l 8 8,6 10 10 PO43- theo P mg/l 0,26 0,21 0,3 11 Fe mg/l 1,13 0,85 1,5 12 Coliform MPN/100ml 24250 21733 7500

(Nguồn: Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên Môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội – Tháng 12/2013)

TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 NM1 Kênh Mương Đầm dẫn nước tưới tiêu nông nghiệp 21

o9’05,6’ N 105o31’37,5’’ E

2 NM2 Kênh mương Phù xa – Võng

xuyên 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

- Nhận xét: Từ các kết quả phân tích trên cho ta thấy chất lượng môi trường nước mặt (ao, hồ) ở Sen Chiểu chứa hàm lượng các chất hữu cơ rất cao: Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần như COD cao hơn 10 lần, BOD cao hơn 12 lần, Coliform cao hơn 3 lần theo quy định QCVN 08/2008/BTNMT cột B1. Ta có thể đánh giá nếu với lưu lượng xả thải trong làng nghề ngày càng nhiều thì vấn đề nước mặt ngày càng bị ô nhiễm nặng và đáng báo động, cần có định hướng quy hoạch các hộ sản xuất, chăn nuôi và quản lý việc xả thải ra môi trường một cách hiệu quả hơn.

3.3.1.2.Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm

Bảng 3.4: Chất lượng nước ngầm tại xã Sen Chiểu

TT Thông số TN Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 09- 2008 /BTNMT NN1 NN2 1 pH - 7,11 6,93 5,5 – 8,5 2 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 68,3 62,2 500 5 Chất rắn tổng số mg/l 48 – 52 61 - 63 1500 6 NH4 + (tính theo N) mg/l 0,6 0,96 0,1 7 Cl- mg/l 16 21 250 8 NO2 - (tính theo N) mg/l 0,07 0,08 1,0 9 NO3 (tính theo N) mg/l 0,11 0,17 15 10 Fe mg/l 2,7 2,1 5 11 E - Coli MPN/100ml 0 0 Không phát hiện Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ 1 NN1 Hộ dân Phùng Văn Sinh, Cụm 11 21o9’00,6’ N 105o31’38,9’’ E 2 NN2 Hộ dân Bùi Đình Huy, Cụm 11 21o9’01,5’’ N 105o31’39,3’’ E

(Nguồn: Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên Môi trường – Đại học TN&MT Hà Nội, Tháng 12/2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu trong nước ngầm của thôn chưa vượt quá giới hạn, riêng chỉ tiêu NH4+ đã vượt tiêu chuẩn 6 lần theo QCVN 09:2008/BTNMT. Nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm amoni là do các hợp chất chứa nitơ có trong chất thải trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất, chăn nuôi thải ra môi trường. Dưới tác động của các vi sinh vật, chúng chuyển hóa thành amoni (NH4-). Amoni nhờ nước mưa dần thẩm thấu qua đất, ngấm vào các mạch nước ngầm và nằm yên ở đó cho tới khi được khai thác lên.

Thực tế việc sử dụng nước sinh hoạt đã được các hộ dân trong xã bơm nước ngầm sau đó cho qua bể lọc 3 lớp sau khi lọc mới đưa vào sử dụng và sản xuất, tuy nhiên đây là điều đáng báo động cho chất lượng nước sinh hoạt, vì nguồn nước ngầm là nguồn nước chính sinh hoạt và sản xuất của hơn 50% số dân trong xã, vì vậy cần phải có phương án trong công tác quản lý xả thải cũng như cung cấp nguồn nước máy cho các hộ dân.

3.3.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước thải

Với tính chất ngành chế biến Nông sản Thực phẩm là ngành có nhu cầu dùng nước rất lớn, theo thống kê để sản xuất ra 1 tấn tinh bột (thành phẩm) cần tới khoảng 52m3 nước trong tất cả các công đoạn và lượng nước xả ra cũng rất lớn, do tính chất của làng nghề là sử dụng gạo, đậu tương làm nguyên liệu để chế biến thành bánh cuốn, đậu phụ, bún… vì vậy nước chủ yếu từ công đoạn rửa, ngâm, ủ nguyên liệu,sau khi sử dụng được thải trực tiếp ra các cống rãnh xung quanh.

Ngoài nước thải từ quá trình sản xuất Nông sản thực phẩm, nước thải chăn nuôi lợn trong xã cũng chiếm số lượng lớn với khoảng 12000 con/năm một phần nước thải được qua hệ thống Biogas của các hộ dân,tuy nhiên nước chưa qua xử lý cũng chiếm một số lượng lớn khoảng hơn 300m3/ngày từ việc rửa chuồng trại (UBND xã Sen Chiểu cung cấp).

Bảng 3.5: Lưu lượng nước thải của Xã Sen Chiểu

Hoạt động Sản lượng, số lượng (tấn/ ngày) Nướcthải ( m3/ ngày) Tỷ trọng (%) Sản xuất 11 600 48,2 Chăn nuôi 500 hộ 326 26,2 Sinh hoạt 2357 hộ 317 25,6 Tổng 1243 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Mặt khác nước thải từ sản xuất chế biến Nông sản Thực phẩm lại giàu chất hữu cơ, vượt quá khả năng phân hủy, đồng hóa của các vi sinh vật cũng như các loài động thực vật thủy sinh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xâu đến cáo ong hồ trong xã.

Bảng 3.6: Chất lượng nước thải tại xã Sen Chiểu

TT Thông số TN Đơn vị Kết quả PT QCVN 08:2008 /BTNMT Cột B1 NT1 NT2 NT3 1 pH - 6,14 6,46 7,02 5,5 – 9

2 DO (Oxy hòa tan) mg/l 7,22 6,73 11,59 ≥ 4

3 TSS mg/l 143 126 86 50 4 COD mg/l 1684 1482 285 30 5 BOD5 (200C) mg/l 893 774 158 15 6 NH+4 theo N mg/l 26 21 7 0,5 7 Cl- mg/l 183 154 113 600 8 NO2- theo N mg/l 6,16 6,41 1,12 0,04 9 NO3- theo N mg/l 41 52 22 10 10 PO43- theo P mg/l 16 22 6 0,3 11 Fe mg/l 0,95 0,64 0,79 1,5 12 Coliform MPN/ 100ml 37250 35733 10417 7500 TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 NT1 KV trên kênh dẫn nước thải ven hồ thôn Sen Chiểu 21

o8’94,4’’ N 105o31’34,9’’E

2 NT2 KV sản xuất của hộ ông Phùng Văn Sinh, Cụm 11 21

o9’00,6’’ N 105o31’38,9’’E

3 NT3 KV trong hồ tại ngã 3 cụm 6 21o8’89,2’’ N 105o31’01,2’’E

(Nguồn: Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên Môi trường – Đại học Tài nguyên và Môi trường – Tháng 12/2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Nhận xét: Nước thải tại các cống chung trong xã sau khi phân tích đã vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần như: COD gấp 56 lần, BOD5

gấp 60 lần, NO2- gấp 160 lần, Coliform gấp 5 lần, nồng độ pH thấp thể hiện tính chất nước thải hữu cơ đã bị phân hủy yếm khí.

Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên nhưng lại chưa có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, hồ, ao…làm cho hệ thống nước mặt trong thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng về chất lượng. Hiện tại có nhiều giếng khơi trong vùng đã không còn sử dụng được nữa, do nước có mùi hôi thối và đã phải chuyển sang sử dụng giếng khoan.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)