Vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 28)

3. Yêu cầu của đề tài

1.2.3. Vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam

Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Hiện nay, hướng giải quyết những vấn đề môi trường trong các làng nghề đang gặp nhiều vướng mắc lớn. Các biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ đạt hiệu quả ở mức độ rất thấp, do các cơ sở sản xuất chỉ dùng các biện pháp tiêu cực (như nộp tiền phạt, tạm ngừng sản xuất vào thời điểm kiểm tra…) để đối phó với công luận và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Ngay cả ở những làng nghề đã được cấp đất để di chuyển khu vực sản xuất có nhu cầu di chuyển đến khu mới quy hoạch vì muốn mở thêm diện tích sản xuất. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Hiện phần lớn cán bộ ở cấp quận/huyện, xã phường đều chưa được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường. Do vậy, công tác quản lý môi trường ở các làng nghề gần như bỏ trống, vấn đề môi trường cũng không ai kiểm tra, xử lý.

Một điều quan trọng nhất, cơ bản nhất, có tính quyết định nhất và cũng nhất hiện nay, là sự kém hiệu quả của các cơ quan chức năng, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa thiếu chế tài, vừa không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, mặc dù đã được Chính phủ ban hành, song còn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, trong khi các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi truờng.

Khó khăn trong quản lý môi trường làng nghề còn nhiều song không thể chỉ mình chính quyền làm được nếu thiếu người dân. Nâng cao hiểu biết cho người dân tại các làng nghề hiện nay là một biện pháp quan trọng. Họ - những người gây ô nhiễm cần phải biết mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm đó như thế nào. Mặt khác, làng nghề từ lâu gắn bó với cuộc sống người dân, do vậy rất cần có một hệ thống xử lý chất thải nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống nơi đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)