3. Yêu cầu của đề tài
2.3.2. Phương pháp thu thập sơ cấp
- Số liệu được thu thập thông qua: điều tra thực địa và phỏng vấn nông hộ; sử dụng phiếu điều tra: gồm 50 phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ (bao gồm cả những hộ tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất). Các thông tin thu thập điều tra liên quan đến tình hình sản xuất làng nghề, xác định nguồn phát thải gây ô nhiễm, thực trạng môi trường (quy mô, sản lượng, công nghệ sản xuất, chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
và đánh giá về ô nhiễm môi trường...)
- Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: tại Trung tâm tư vấn và dịch vụ Tài nguyên và Môi trường - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tháng 12/2013.
Số lượng mẫu lấy: do hạn chế về kinh phí, số lượng mẫu lấy không nhiều; nhưng vẫn đảm bảo đại diện để đánh giá hiện trạng môi trường cho làng nghề.
Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System).
+ Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
+ Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, lôgic.
+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, QCVN hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Các quy chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong đề tài gồm:
QCVN 08: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước mặt) QCVN 09: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước ngầm)
QCVN 05: 2013/BTNMT (QCKTQG về chất lượng không khí xung quanh).