Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 29)

3. Yêu cầu của đề tài

1.2.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam

1.2.4.1. Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề

Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc diểm sau.

- Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu vực (xóm, thôn, xã…) Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.

- Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản phẩm của các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

các thành phần môi trường cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là không đồng nhất, chúng có những nét khác biệt cụ thể phân theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa Học & CNMT, 2005).

Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP Chỉ tiêu Đơn vị Phú Đô – Hà Nội Hội – Thái Bình Quang Minh – Kiến Xương Thôn Đoài – Hà Nam Tân Độ - Tây Phong Lộc – Nam Định Quang Bình – Kiến Xương TCVN 5945 – 2005 (cột B) Nhiệt độ oC 27.7 26.3 27.5 26.5 - 25 27.5 40 Ph - 6.1 7.09 5.3 3.7 - 4.7 5.1 5.5 - 9 SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1206 1764 200 COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3858 976 1271 400 BOD5 mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 642 1080 50 ∑ N mg/l 20.9 27.5 27 121 1002 31 67 60 ∑ P mg/l 2.79 0.78 14 39 44.2 4.2 23 6 Coliform MPN/100ml - - 26.104 37.104 - 13.104 21.104 104

(Viện Khoa Học & CNMT khảo sát năm, 2008) - Ô nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật hẹp, máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất không bảo đảm nên mức độ ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất làng nghề khá cao. Người lao động do không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của quá trình ô nhiễm. Mặt khác do khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan truyền các chất ô nhiễm từ nơi sản xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người dân trong khu vực làng nghề.

1.2.4.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến sau đây:

a. Ô nhim nước: Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất và nhiên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm... là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm... nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu...

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề các năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm trí còn tăng cao hơn trước Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất và các kim loại nặng như Fe, Cr, Zn, Ni, dầu mỡ công nghiệp…Quá trình mạ bạc còn tạo ra muối Hg, xyanua, oxit kim loại, và các tạp chất khác. Đặc biệt quá trình rửa bình ắc quy và nấu chì còn gây phát sinh nước thải chứa một lượng lớn chì. Nước thải của một số làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1,5 đến 10 lần QCVN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

về nước thải công nghiệp.

Tái chế kim loại ở các làng nghề gồm tái chế kim loại màu và tái chế sắt thép. Tuy nhiên do các công đoạn và việc sử dụng nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất tương đối giống nhau nên có thể đánh giá chung cho cả hai loại hình này.

Nước sử dụng trong tái chế kim loại từ phế liệu gồm: - Nước làm mát (chứa nhiều bụi bẩn, rỉ sắt và dầu mỡ)

- Nước thải từ làng nghề tái chế kim loại (kim loại đen và kim lọai màu) thường chứa bụi kim loại, bụi silicat, rỉ sắt, dầu mỡ. Nước thải quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hoá chất (axít, xút, các kim loại như: CN-, Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+,...) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; hàm lượng Pb gấp 4,4 lần, Cu gấp 3,25 lần,...

- Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.

Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500- 5000mg/l, COD 13300-20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5-32 lần.

b. Ô nhim không khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng nghề tái chế kim loại, giấy, nhựa, đúc đồng, làng nghề tái sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy trắng, đục tạo hình các sản phẩm... (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Hình 1.3: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011)

Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân

Tại các làng nghề chế biến NSTP, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra. Các khí gây ô nhiễm gồm: H2S, CH4, NH3, đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề chế biến NSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

c. Ô nhim cht thi rn: Thống kê năm 2008 cho thấy các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1 - 7 tấn/ngày. Các làng nghề tái chế nguyên liệu các loại rác thải thông thường là nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Khối lượng chất thải rắn của 225 làng nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3 m3/ngày (tương đương với khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (Sở Công thương TP. Hà Nội, 2008).

Hoạt động của các cơ sở tái chế thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn. Chất thải này chủ yếu là tro xỉ từ than cháy từ kim loại nóng chảy và cát cháy. Bên cạnh đó, quá trình phân loại nguyên liệu cũng thải ra một lượng đáng kể gỉ sắt và mẩu vụn kim loại. Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại cho thấy lượng chất thải rắn chủ yếu là xỉ than, có thể được sử dụng trong việc san lấp, làm đường… lượng chất thải rắn thải bỏ bừa bãi, không được quản lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, cần sớm có những giải pháp cụ thể để quản lý lượng chất thải này. Tại các làng nghề tái chế kim loại, với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1 – 7 tấn/ngày (Thanh Huyền, 2013).

Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến nông sản có sự khác nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ. Hiện nay bãi thải sắn được tận thu làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa hàm lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nguyên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề. (Báo cáo môi trường làng nghề, 2008).

Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng nghề này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng nghề. Còn lại là các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than (Báo cáo môi trường làng nghề, 2008).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)