Thức bảo vệ môi trường của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 64)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2.thức bảo vệ môi trường của người dân

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Qua kết quả phỏng vấn bằng các phiếu điều tra cá nhân tại làng nghề Sen Chiểu vừa qua cho thấy rằng:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

làng nghề.

- Về phía những người không sản xuất có hai ý kiến: Bức xúc về việc xả thải và cũng có ý kiến thông cảm với người sản xuất.

- Về phía những người có sản xuất thì không muốn nói đến khía cạnh ô nhiễm hoặc cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không có cách nào khác là xả thải như hiện tại.

- Về phía một số cán bộ địa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cho rằng nếu không sản xuất thì không có thu nhập, và cũng không có vốn để đầu tư cho các giải pháp cải thiện môi trường, đồng thời cho rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chưa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên.

- Về tác hại của ô nhiễm: Hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm, song về tác hại của nó thì dường như cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên xảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”.

- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên. Nhìn chung các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là đầu tư công nghệ và quy hoạch tập trung các hộ sản xuất lớn. Tuy nhiên vấn đề lo ngại nhất của người sản xuất là nguồn vốn và không được nằm trong đối tượng quy hoạch.

Nhìn chung, qua các ý kiến cho thấy người dân đã nhận thức được thực trạng ô nhiễm, song chưa thấy hết được mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bừa bãi bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và sự giải quyết của các cấp trên. Nhưng xét về nhiều góc độ, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 64)