Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39)

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.2 Giải pháp quản lý

*) Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng thiên về loại hình này ngày càng tăng. Theo thống kê của ngành du lịch, lượng khách du lịch chọn du lịch văn hoá hiện chiếm 60% trong tổng lượng khách du lịch 800 triệu người trên toàn thế giới. Nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất. (Đặng Kim Chi, 2005)

*) Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:

"Cụm công nghiệp làng nghề" được hiểu là địa điểm phân bố sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh tế gia đình, kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất kinh doanh. Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ỏ khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

*) Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề

Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước (Đặng Kim Chi, 2005)

*) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất làng nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng môi trường gây ra nà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là môi trường (đất, nước, không khí) làng chế biến nông sản Sen Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: tại làng nghề chế biến nông sản Sen Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đặc đim điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi xã Sen Chiu, huyn Phúc Th, TP Hà Ni

2.2.2. Tình hình sn xut ca làng ngh Sen Chiu.

2.2.3. Đánh giá hin trng môi trường và xác định nhng vn đề môi trường ti làng ngh Sen Chiu. làng ngh Sen Chiu.

2.2.4. Đánh giá hin trng công tác QLMT ti làng ngh Sen Chiu. 2.2.5. Đề xut các gii pháp bo v môi trường ti làng ngh Sen Chiu. 2.2.5. Đề xut các gii pháp bo v môi trường ti làng ngh Sen Chiu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp th cp

- Thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, chế biến của làng nghề Sen Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội;

- Thu thập các tư liệu về thực trạng môi trường do hoạt động sản xuất và công tác quản lý môi trường tại làng nghề Sen Chiểu liên quan tới môi trường rác thải, môi trường đất, nước..., thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải...

2.3.2. Phương pháp thu thp sơ cp

- Số liệu được thu thập thông qua: điều tra thực địa và phỏng vấn nông hộ; sử dụng phiếu điều tra: gồm 50 phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ (bao gồm cả những hộ tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất). Các thông tin thu thập điều tra liên quan đến tình hình sản xuất làng nghề, xác định nguồn phát thải gây ô nhiễm, thực trạng môi trường (quy mô, sản lượng, công nghệ sản xuất, chất thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

và đánh giá về ô nhiễm môi trường...)

- Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: tại Trung tâm tư vấn và dịch vụ Tài nguyên và Môi trường - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tháng 12/2013.

Số lượng mẫu lấy: do hạn chế về kinh phí, số lượng mẫu lấy không nhiều; nhưng vẫn đảm bảo đại diện để đánh giá hiện trạng môi trường cho làng nghề.

Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

+ Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System).

+ Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

+ Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, lôgic.

+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, QCVN hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

Các quy chun hin hành ca Vit Nam được s dng trong đề tài gm:

QCVN 08: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước mặt) QCVN 09: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước ngầm)

QCVN 05: 2013/BTNMT (QCKTQG về chất lượng không khí xung quanh).

2.3.3. Phương pháp kho sát thc địa

Được tiến hành khi điều tra thu thập số liệu và kết hợp đi xác định kiểm chứng trực tiếp ngoài thực địa về các yếu tố và hệ thống liên quan đến môi trường và đánh giá ngoài thực trạng.

2.3.4. Phương pháp tng hp và x lý s liu

Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập được về hiện trạng môi trường làng nghề và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê mô tả.

2.3.5. Phương pháp phân tích, đánh giá tng hp

Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đưa ra các giải pháp và kết luận.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, các thầy cô giáo Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và những chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sen Chiểu

3.1.1. Điu kin t nhiên

- Vị trí địa lý: Xã Sen Chiểu nằm ở phía Bắc huyện Phúc Thọ, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 1,5Km, cách huyện Phúc Thọ 8Km. Phía bắc tiếp giáp sông Hồng, bên kia là tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp xã Thọ Lộc, phía đông giáp xã Phương Độ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 550,52ha, số hộ trong xã là 2357 hộ. Với 9721 nhân khẩu được bổ sung làm 14 cụm dân cư. Xã là khu trọng điểm của công tác phòng chống lụt bão hàng năm của Trung ương, Thành phố Hà Nội và huyện Phúc Thọ. Nghề chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra xã còn có một làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Đất đai: Đất đai xã Sen Chiểu là phù sa sông Hồng gồm 2 nhóm chính là đất ngoài đê là đất phù xa được bồi hàng năm đồng thời cũng dễ dàng bị sói lở mỗi khi có lũ lớn. Trong đê chân đất cao thành phần cơ giới nhẹ thích hợp trồng lúa và rau màu. Điều kiện thủy văn và khí hậu khá thuận lợi, nguồn nước chính lấy từ sông Hồng qua hệ thống kênh phù xa, ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống kênh mương, hồ, ao đầm chiếm 40 ha là tiềm năng lớn để sản xuất nuôi trồng thủy sản đồng thời cung cấp nước cũng như tiêu nước phụ vụ sản xuất nông nghiệp.

Sen Chiểu nằm sát thị xã Sơn Tây có đường tỉnh lộ 417 chạy qua khoảng 2,5km đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, theo hướng giao lưu hàng hóa và chuyển giao công nghệ, mở cửa kêu gọi đầu tư vào phát triển kinh tế tại địa phương

- Đặc điểm địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, có đan xen cao thấp giữa các vùng do đất đai không được bồi đắp hàng năm, mức chênh lệch địa hình tương đối đã ảnh hưởng đến khả năng cơ giới, thiết kế đồng ruộng và xây dựng hệ thống thủy lợi. Chân đất chủ yếu là vàn và vàn trũng khá thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có một số diện tích dễ bị úng cục bộ, đặc biệt là khu vực giáp với đê địa hình tương đối trũng và đan xen là những giải đất cao. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ, tầng đế cày mỏng và không xác định do chịu ảnh hưởng của những lần vỡ đê nên không thuận lợi cho việc phát triển cây hàng năm, trong thời gian tới cần có hướng cải tạo cây ăn quả, cây họ đậu cho phù hợp với địa hình chất đất để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

- Về đặc điểm khí hậu: Xã Sen Chiểu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,4oC, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28,8 oC (Tháng 7) Nhiệt độ trung bình hàng tháng thấp nhất là 16,2oC (Tháng 1) Lượng mưa hàng năm từ 1600-1700mm/năm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa ( Chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Tổng giờ nắng trung bình/năm là 1832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) Số giờ nắng: Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng là 70 đến 90 giờ

Hướng gió ảnh hưởng đến sản xuất là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa Đông Nam vào mùa nóng ẩm.

3.1.2.Điu kin kinh tế xã hi

3.1.2.1. Giao thông – Thủy lợi

- Toàn xã có 48,44 Km đường giao thông, trong đó:

+ Đường trục xã, liên xã, liên thôn: Gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 14,36Km, đã bê tông hóa được 9,41Km nhưng xuống cấp 8,21Km cần được nâng cấp, còn 4,95Km đường đất cần được nâng cấp bê tông hóa.

+ Đường trục thôn: hiện nay có 28 tuyến với 8,47Km có 7,01 Km đã được bê tông hóa, trong đó 1,5 Km đã xuống cấp cần được nâng cấp và 1,46Km đường đất cần được bê tông hóa

+ Đường làng, ngõ xóm có 82 tuyến với tổng chiều dài 10,125 Km đã cứng hóa được 5,49Km còn tốt, có 4,635Km đường đất cần được đầu tư làm mới

+ Đường trục chính nội đồng có 21 tuyến tổng chiều dài 15,485Km chưa được cứng hóa, cần được cứng hóa để phục vụ sản xuất

- Hệ thống thủy lợi: + Hệ thống trạm bơm:

Hiện tại, xã chưa có trạm bơm tưới và trạm bơm tiêu để chủ động bơm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được chủ động

Hệ thống kênh mương cấp III do xã quản lý có 51 tuyến với chiều dài 23,597 Km, mới chỉ kiên cố hóa được 6,722 Km, còn lại 17,455 Km là mưng đất cần được đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra hệ thống kênh cấp II nội đồng do công ty Thủy nông phù xã quản lý trên địa bàn xã có 4,7 Km mương tưới và 4,2 Km kênh tiêu

3.1.2.2. Điện

Xã Sen Chiểu có 100% số hộ được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia, giá bán điện trong xã được thực hiện theo thông tư 05/2011/TT-BCT ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

25/02/2011 của Bộ công thương. Hệ thống lưới điện trong xã hiện tại do hợp tác xã dịch vụ điện năng quản lý.

Toàn xã có 3 trạm biến áp với tổng công suất 1060 KVA, trong đó có 3 trạm xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân

Hệ thống đường dây cao thế 2,5 Km do công ty điện lực Phúc Thọ quản lý, đường dây hạ thế có 18 Km đường đây đã xuống cấp cần được cải tạo

Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng chưa có cần được đầu tư xây dựng

3.1.2.3. Trường học

Sen chiểu có 3 điểm trường mầm non với tổng diện tích là 3.952m2.

Xã có 01 trường tiểu học: Trường tiểu học Sen Chiểu với diện tích khuôn viên là 6.213 m2.

Xã có 01 trường Trung học cơ sở, có tổng diện tích khuôn viên 6413 m2 .

3.1.2.4. Cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa thôn: Thôn Sen Chiểu có nhà văn hóa với diện tích khuôn viên 390 m2 trong đó diện tích xây dựng là 120 m2. Thôn Thanh Chiểu có nhà văn hóa với diện tích khuôn viên 332 m2 trong đó diện tích xây dựng là 120 m2.

Nhà văn hóa cụm: Sen chiểu có 14 cụm dân cư nhưng đã xây dựng được 7 nhà hội họp của các cụm với nhau, tuy nhiên số diện tích khuôn viên để tổ chức còn chật hẹp và thiếu thốn cơ sở vật chất.

Xã có 6 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Các di tích này đang được đầu tư bổ sung để nâng cấp

Sen Chiểu có 1 chợ, diện tích mặt bằng 4600 m2, là nơi giao thương chủ yếu của người dân địa phương, hện tại chợ có 30 hộ cá thể kinh doanh, trong đó tất cả đều đã đăng ký kinh doanh với xã

Toàn xã có 2.043 ngôi nhà, trong đó có 304 nhà kiên cố cao tầng, 290 nhà xây kiên cố 1 tầng, và 1446 nhà cấp 4.

3.1.2.5. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

a. Kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người người năm 2013 đạt 8,1 triệu đồng/năm - Tỷ lệ hộ nghèo trong xã đến năm 2013, toàn xã còn 230 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 9,28%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản sen chiểu, huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)