Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và công

và công tác tiếp cận HSSV

a) Mục tiêu của giải pháp

Truyền thông có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức cũng như điều chỉnh tư tưởng, thái độ và hành vi của con người. Bên cạnh việc phát huy

các phương tiện thông tin đại chúng thì việc đề cao tính trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là hết sức cần thiết.

b) Nội dung của giải pháp

Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin phát triển và thay đổi hàng ngày hàng giờ. Vì vậy, vấn đề quản lý HSSV vô cùng phức tạp và khó khăn. Do đó, CBQL Giảng viên nhà trường cần thường xuyên quan tâm, động viên, uốn nắn kịp thời, đặc biệt là vai trò của Giảng viên trực tiếp giảng dạy phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng của HSSV, thường xuyên tiếp xúc với HSSV và thông qua bài giảng để định hướng cho HSSV về đạo đức, lối sống, tư tưởng, tác phong, sinh hoạt và ý thức cộng đồng.

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng thì tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV. Với vị trí và vai trò của mình trong nhà trường, Đoàn TNCS HCM là lực lượng hùng hậu thực hiện công tác truyền thông dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhằm thu hút HSSV vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống. Đoàn thể hiện tính sáng tạo, tính chủ động, tính tiên phong trong các hoạt động của nhà trường. Tiếng nói của Đoàn sẽ có hiệu lực khi mà HSSV nhận thức được rằng mình là chủ thể của các hoạt động và hơn ai hết các hoạt động là do mình tự khởi xướng, tự tổ chức và điều khiển.

Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HSSV, coi đó là giải pháp tích cực nhằm hình thành, phát triển ở HSSV một lối sống lành mạnh, có văn hóa, có đạo đức. Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp trước, trong và sau quá trình giáo dục và đào tạo.

c) Cách tiến hành giải pháp

Phát triển các kỹ năng sống cần có ở HSSV. Đó là các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, đương đầu với các thách thức trong cuộc sống, giải quyết vấn đề, ứng phó với căng thẳng, hợp tác, thương lượng... Đây

là những kỹ năng sống dành cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống. Các kỹ năng sống liên quan đến tất cả các hoạt động ở nhà trường. Có thể học kỹ năng sống từ bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh.

Tiến hành giáo dục kỹ năng sống thông qua việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HSSV không phải cái gì là cao xa, mà chính là bắt đầu từ việc giáo dục kỹ năng sống để HSSV có đủ khả năng tự vượt lên, tự điều chỉnh bản thân từ trong suy nghĩ đến hành động. Các em cần được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Các em cần được tham gia vào các hoạt động để có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây. Từ đó giúp các em thay đổi hành vi, thái độ và định hướng lại các giá trị cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Tất cả những điều đó sẽ đạt được khi người giáo viên có phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Ở đây phải kể đến các phương pháp cụ thể như: thảo luận nhóm, động não, đóng vai, xây dựng đề án, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

Cán bộ quản lý phải là một thủ lĩnh tuyên truyền, nắm vững các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, của địa phương. Phải là người có nghệ thuật giao tiếp. Nắm vững chủ trương của nhà trường và nhiệm vụ của năm học. Phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của giảng viên, HSSV trong công tác giáo dục và tự giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 88)