Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 71)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm

- Điểm nổi bật đầu tiên khi nghĩ về HSSV của Nhà trường, đó là những con người năng động và sáng tạo, là những người tiên phong trong mọi công cuộc đổi mới và phát triển của nhà trường…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Trong học tập đã có nhiều HSSV cần cù nghiên cứu, sáng chế biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Phần lớn HSSV đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Sự năng động của HSSV còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: hiến máu nhân đạo, tích cực tham gia chiến dịch mùa hè xanh, từ

thiện… Bằng sự năng động, HSSV luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.

- Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về HSSV Việt Nam nói chung, Trường CĐN Tiền Giang nói riêng. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được HSSV giải quyết trong sự chủ động. Ngoài giờ học, đối với những em chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông họ đăng ký học thêm chương trình bổ túc văn hoá để thi lấy bằng TN THPT, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều HSSV không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi ghế Nhà trường.

2.4.2. Những hạn chế

- Nét hạn chế lớn nhất, đáng báo động nhất trong HSSV của trường hiện nay chính là về vấn đề tư tưởng, họ sống và học tập chỉ để đạt được mục đích cá nhân nào đó, hoặc thậm chí có người chẳng có mục đích gì.

- Hiện nay có một bộ phận không nhỏ HSSV phai nhạt lý tưởng sống, không có định hướng rõ ràng trong học tập, có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và xã hội. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm : “được đến đâu thì hay đến đó”, sống theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị cám dỗ bởi vật chất, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống hưởng thụ, có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống…

- Một hạn chế của HSSV của trường đó là việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều em chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của ngưới khác.

- Một vấn đề hạn chế không thể không kể đến đó là lối sống của HSSV, một bộ phận không nhỏ HSSV sa vào tệ nạn xã hội (hút sách, nghiện game,

trộm cắp, cờ bạc, cá độ…), ăn chơi sa đọa, hay việc thờ ơ trước những vấn đề nhức nhối trong xã hội.

- Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là quan niệm về tình bạn, tình yêu trong HSSV.

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

- HSSV thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, không vững vàng tư tưởng chính trị.

- Do sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà trường thực hiện chưa có chiều sâu, hiểu biết của HSSV về các giá trị đạo đức không được đầy đủ thậm chí bị hiểu sai.

- Tình trạng giáo dục trong gia đình bị buông lỏng, được nuông chiều quá mức, sống trong gia đình không hoàn thiện, bị sự thờ ơ thiếu quan tâm…

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn các giá trị đạo đức, lối sống…tác động đến tâm tư, tình cảm, niềm tin vào XHCN của HSSV hiện nay.

- Các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hòa bình, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Một bộ phận HSSV do nhận thức hạn chế đã chịu sự tác động ở những mức độ nhất định của những luận điệu chống phá nói trên.

* Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

Khảo sát CBQL và Giảng viên về những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ( câu hỏi 5, phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.14.Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng 0 1 2 3

trên về kế hoạch GDTTCTĐĐ cho HSSV trong năm học

2. CBQL và giảng viên chưa xác định tầm quan trọng của vấn đề GDTTCTĐĐ HSSV trong nhà trường

5 21 42 21

3. Thiếu nhân sự cho tổ chức các hoạt động

GDTTCTĐĐ HSSV 7 22 37 23

4. Nhân sự đảm trách nhiệm vụ chưa qua đào tạo hoặc không được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ

8 17 36 25

5. Khó khăn về kinh phí 10 19 33 27

6. Tiêu chí đáng giá rèn luyện của HSSV chưa

phù hợp 9 21 41 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Chưa động viên khen thưởng kịp thời cho cán

bộ làm tốt công tác GDTTCTĐĐ HSSV 7 13 36 33

8. Thiếu sân chơi lành mạnh cho HSSV 5 17 28 39 9. Thiếu các phương tiện phục vụ hoạt động vui

chơi, giải trí 5 17 30 37

Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy, những nguyên nhân được nhiều người ghi nhận là khó khăn về kinh phí, thiếu sân chơi, thiếu các phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí. Chính vì khó khăn về kinh phí nên việc tổ chức sân chơi, trang bị các phương tiện phục vụ cũng bị hạn chế.

Nguyên nhân kế tiếp được nhiều người đề cập là "nhân sự đảm trách hoạt động GDTTCTĐĐ chưa qua đào tạo hoặc không được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ", "cán bộ quản lý chưa xác định tầm quan trọng của hoạt động GDTTCTĐĐ trong nhà trường" và "chưa động viên khen thưởng kịp thời cho cán bộ làm tốt công tác GDTTCTĐĐ HSSV". Những nguyên nhân khác được đánh giá ít hoặc không có ảnh hưởng.

Kết luận chương 2

Trường CĐN Tiền Giang là một trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh, chất lượng đào tạo của Nhà trường đang dần được nâng cao, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của Nhà trường đã được đặc biệt quan tâm, triển khai, hoạt động quản lý nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV đã tiến hành theo đúng quy trình và chức năng của nó, tuy nhiên bên cạnh đó có một số vấn đề Nhà trường cần phải xem xét: Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung giáo dục còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu và lạc hậu chưa thu hút được sự tham gia tích cực của HSSV. Những thu hoạch của HSSV từ hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của nhà trường chưa cao, một trong những nguyên nhân là do hoạt động giáo dục chưa được tiến hành đồng bộ, khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chưa thực hiện tốt, Nhà trường chưa khai thác một cách triệt để sự tham gia của các nguồn lực vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV. Chính vì vậy mà tình hình HSSV vi phạm quy chế thi, vi phạm nội quy nhà trường, tình trạng uống rượu, chơi lô đề cờ bạc, chơi game trong HSSV vẫn còn tiếp diễn.

Để khắc phục thực trạng nêu trên sự cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO HSSV Ở

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu (ở trong Chương 1 và Chương 2). Việc đề xuất những giải pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các giải pháp quản lý được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, nhằm biến quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện. Các giải pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hoá một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực chính trị, đạo đức, pháp luật do xã hội và nhà trường đề ra thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của HSSV. Giúp HSSV luôn luôn có thói quen chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Yêu cầu này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Nhà trường CĐN một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng giải pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể. Đồng thời phải phù hợp với cơ sở vật chất phương tiện dạy

học của Nhà trường, với đặc điểm và trình độ nhận thức của HSSV đồng thời phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện

Các giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV phải tạo ra kết quả cao trên nhiều phương diện, nó phải có tác dụng kích thích HSSV tích cực học tập, vươn lên đạt nhiều kết quả cao trong học tập, nghiên cứu khoa học. Giúp HSSV nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tốt hơn, nhanh hơn, sâu sắc hơn, đồng thời góp phần giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HSSV... Hình thành năng lực tự học, tự rèn luyện cho HSSV. Giúp HSSV có khả năng tự học thường xuyên, tự rèn luyện, tự giáo dục và hoàn thiện suốt đời để có thể tự thể hiện mình sau này. Để đảm bảo tính toàn diện, các giải pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các giải pháp như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các lực lượng khác tham gia… Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp mới phát huy thế mạnh của từng giải pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Khi nói đến nguyên tắc khả thi tức là ta đang xem xét vấn đề đưa ra có thể thực hiện hay giải quyết được hay không? Trong công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV cũng vậy, nguyên tắc khả thi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vấn đề. Tính khả thi trong việc nâng cao công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang là xem mối quan hệ của nó có phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trình độ học vấn, trình độ nhận thức của HSSV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 71)