9. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
trị, đạo đức HSSV
a) Mục tiêu của giải pháp
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là theo dõi, giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức tham gia và phối hợp tối ưu với nhau.
b) Nội dung của giải pháp
Giám sát chặt chẽ các hoạt động của quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.
Thu thập thông tin chính xác, phân tích tình hình, đưa ra các quyết định đúng đắn
Phân tích nhanh chóng những vấn đề thực tiễn, điều chỉnh sửa chữa kịp thời những điểm chưa hợp lý trong kế hoạch, trong phương pháp thực hiện kế hoạch để hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức đạt hiệu quả tối ưu.
c) Cách tiến hành giải pháp
- Chỉ đạo phòng Công tác HSSV trong tổ chức các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV như: sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục tư tưởng chính trị, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và giáo dục các kỹ năng sống cho HSSV…
- Củng cố, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong xây dựng tập thể lớp học, tập trung cho công tác giáo dục HSSV cá biệt.
- Tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho hoạt động của Đoàn TNCS HCM trong nhà trường: chỉ đạo việc xây dựng chương trình sinh hoạt dưới cờ, phong trào văn nghệ, TDTT, tham quan, cắm trại, tổ chức các câu lạc bộ…với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm thu hút tất cả HSSV tham gia, qua đó nâng cao ý thức và rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức cho HSSV.
- Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh HSSV trong giáo dục và quản lý HSSV bằng nhiều hình thức: phổ biến mục tiêu giáo dục của nhà trường đến Phụ huynh HSSV, liên lạc Phụ huynh HSSV qua điện thoại, phát triển và thường xuyên cập nhật thông tin mới trên Website của Trường để Phụ huynh HSSV dễ truy cập và biết đầy đủ thông tin về học tập và sinh hoạt tại trường của con em mình; trao đổi với Phụ huynh HSSV về các phương pháp giáo dục và rèn luyện HSSV tại gia đình…
- Phát huy vai trò tự quản của tập thể HSSV, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục coi đó là một yếu tố nội tại trong quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách HSSV. Hướng dẫn ban cán sự lớp điều khiển các cuộc họp và giao dần quyền tự chủ cho HSSV trong lớp. Phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HSSV qua tự đánh giá, tự nhận xét về bản thân và góp ý kiến xây dựng lớp học.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan trong công tác HSSV cả trong và ngoài trường như công đoàn, đoàn thanh niên, chính quyền các cấp ở địa phương, gia đình…cùng góp tay vào việc giáo dục đạo đức, lối sống, uốn nắn tư tưởng cho HSSV. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để quán triệt HSSV thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế, các văn bản pháp quy
khác của nhà trường và địa phương. Tuyên truyền, vận động HSSV không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật…
Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống cho HSSV có một ý nghĩa quan trọng và là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. Quản lý và nâng cao công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và Trường CĐN Tiền Giang nói riêng. Cần phải tăng cường công tác này để HSSV nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, lối sống nào là văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa và sự phát triển của xã hội hiện nay để HSSV vươn tới những giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con người. Mặt khác, cũng phải giúp HSSV nhận thức rõ ràng cần thường xuyên liên tục tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để không chỉ biết tiếp thu mà còn biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh đất nước hội nhập hiện nay.
e) Điều kiện thực hiện giải pháp
Cán bộ quản lý nhà trường và giảng viên cần có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của nhà trường của giảng viên trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV và ý nghĩa của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ kỹ thuật trong tương lai.
Mỗi cán bộ và giảng viên phải có nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình, biến sức mạnh trí tuệ của cá nhân thành một khối thống nhất.