9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị,
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV và mối quan hệ giữa các thành tố nêu trên trong quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở trường CĐN trị, đạo đức cho HSSV ở trường CĐN
- Nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích động viên, thu hút được HSSV tham gia.
- Phương pháp phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của HSSV, huy động họ tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách.
- Hình thức tổ chức quản lý người học sẽ phát huy vai trò cá nhân người học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội.
- Năng lực sư phạm của giảng viên - Phẩm chất đạo đức của giảng viên - Mục tiêu của nhà trường
- Tính tích cực của HSSV là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, không ai có thể học thay và làm thay người học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân.
Kết luận chương 1
Giáo dục tư tưởng chính tri, đạo đức cho HSSV là quá trình giáo dục, nhằm chuyển hóa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - LêNin – tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thành phẩm chất giá trị của bản thân. Thực chất của quá trình này là biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành hành vi thực hiện tự giác của cá nhân.
Quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV: Là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, sinh viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức đề ra.
Quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV đó là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật cho sinh viên, giáo dục cho HSSV nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các chuẩn mực đạo đức của Đảng và Nhà nước, có niềm tin đối với cách mạng Việt Nam, với đường lối chính sách của Đảng Nhà nước đề ra, từ đó họ hình thành ý thức tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế và quy định của nhà trường, thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu. Tuy nhiên trong quá trình quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV không tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, năng lực sư phạm của giảng viên, cảnh quan môi trường của nhà trường, tính tích cực chủ động của HSSV, các yếu tố về chính trị xã hội nền kinh tế… Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vô hiệu hoá những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO HSSV Ở