Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 94)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích thăm dò

- Thăm dò ý kiến của các CBQL, Giảng viên Trường CĐN Tiền Giang về tiêu chí của những giải pháp đề xuất

- Xác định tính hiệu quả của các biện pháp để thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

3.3.2. Nội dung thăm dò

Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang.

3.3.3. Đối tượng thăm dò

Việc khảo nghiệm đã được thực hiện qua 11 CBQL và 100 Giảng viên, 100 HSSV của Trường CĐN Tiền Giang

3.3.4. Phương pháp thăm dò

Xin ý kiến các chuyên gia về các cách tiến hành của các biện pháp để thực hiện các giải pháp đề xuất ( phụ lục )

Chương trình SPSS for windows 16.0 đã được sử dụng để xử lí và kiểm chứng kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia.

3.3.5. Kết quả thăm dò

Bảng 3.1. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Mức độ khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi TB 1

Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

21.7 47.7 11.0 2.0

1.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng 27.3 51.1 11.4 1.1

1.2

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của CBQL trong hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

27.3 50.0 13.6 2.3

1.3 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 21.6 55.7 11.4 4.5 2 Kế hoạch hóa công tác GDTTCTĐĐ HSSV 14.0 58.3 7.7 2.7

2.1

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch GDTTCTĐĐ HSSV trước khi khai giảng năm học

23.9 63.6 3.4 2.3 2.2 Phổ biến và bàn bạc kế hoạch GDTTCTĐĐ HSSV trong các cuộc họp của nhà trường 13.6 65.9 11.4 2.3 2.3

Xác định cụ thể thời gian, nhân sự và nguồn tài chính cho hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

11.4 65.9 9.1 5.7

thực hiện kế hoạch GDTTCTĐĐ HSSV chặt chẽ, khoa học

3.1

Xây dựng qui chế hoạt động qui định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận trong hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

19.3 59.1 13.6 1.1

3.2 Đảm bảo đủ về số lượng nhân sự theo yêu cầu công việc 12.5 69.5 8.0 3.4 3.3 Đảm bảo yêu cầu về chất lượng nhân sự 15.9 64.8 9.1 3.4

3.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng giáo dục đạo đức HSSV cho các CBQL giáo dục

21.6 62.5 6.8 2.3

3.5

Xây dựng các tiêu chí đánh giá về thực hiện hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV cụ thể, rõ ràng

28.4 58.0 4.5 2.3

4 Tăng cường phối hợp các lực lượng GDTTCTĐĐ HSSV 22.8 49.0 9.8 2.2

4.1

Chỉ đạo phòng Công tác HSSV trong tổ chức các hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

25.0 54.5 11.4 2.3

4.2

Củng cố, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong xây dựng tập thể lớp học, tập trung cho công tác giáo dục học sinh cá biệt.

30.7 54.5 6.8 1.1

4.3

Tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho hoạt động của Đoàn TNCS HCM trong nhà trường

20.5 53.4 15.9 3.4

4.4 Phát huy vai trò tự quản của tập thể HSSV 26.1 53.4 12.5 1.1 4.5 Phối hợp chặt chẽ với PHHS trong giáo dục và quản lý HSSV 29.5 51.1 9.1 3.4

4.6 Xây dựng tốt môi trường sư phạm, trường học thân thiện với HSSV 31.8 51.1 8.0 2.3

5

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và công tác tiếp cận HSSV

24.3 49.3 8.0 2.0

5.1 Đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục 25.0 58.0 8.0 2.3 5.2 Nâng cao vai trò trách nhiệm của Đoàn TNCS HCM 26.1 56.8 8.0 2.3

5.3

Đẩy mạnh công tác tiếp cận HSSV, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HSSV

31.8 48.9 10.2 2.3

6

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

12.7 51.0 14.0 4.7

6.1 Xây dựng nguồn kinh phí cho hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV 14.8 54.5 17.0 6.8

6.2

Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17.0 55.7 15.9 4.5

6.3 Sử dụng hợp lý, hiệu quả trang thiết bị phụ vụ hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV 17.0 61.4 11.4 3.4

6.4

Phân công quản lý, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hàng học kỳ, hàng năm học.

12.5 63.6 10.2 5.7

7

Kiểm tra đánh giá, tổng kết và khen thưởng kịp thời bộ phận cá nhân thực hiện tốt hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

17.5 49.5 11.5 4.5

7.1

Kiểm tra đánh giá thường xuyên và điều chỉnh kịp thời các kế hoạch GDTTCTĐĐ HSSV

7.2

Tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cá nhân, bộ phận có thành tích tốt trong hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV

22.7 51.1 12.5 6.8

Kết luận chương 3

Các giải pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV được xây dựng trên cơ sở khoa học có căn cứ pháp lý nhằm giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người học.

Hệ thống các giải pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào kết quả của nhau: Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV có liên quan đến đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện và các thiết chế cho hoạt động cũng như việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Các giải pháp đề xuất muốn có hiệu quả cần phải có đủ các điều kiện sau: cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này, đồng thời phải là người mẫu mực về tư tưởng chính trị, đạo đức để HSSV học tập làm theo, nhà trường phải xây dựng được văn hoá nhà trường, có môi trường tốt về cơ sở vật chất và tinh thần để HSSV học tập, rèn luyện.

Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HSSV, coi đó là giải pháp tích cực nhằm hình thành, phát triển ở các em một lối sống lành mạnh, có văn hóa, có đạo đức. Giáo dục kỹ năng sống giúp HSSV có cách suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực, đặc biệt giúp tăng cường kĩ năng giao tiếp hiệu quả, có kĩ năng phân tích vấn đề và tình huống, có thái độ tự khẳng định và có quyết định chọn lựa. Giáo dục kỹ năng sống kết nối nhà trường, gia đình và cộng đồng trong cùng mục tiêu, giúp các em có được những kĩ năng thiết thực cần cho cuộc sống hiện tại và sau này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, với kết quả đã trình bày ở trên. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và xin được rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trước bối cảnh thế giới hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp, từ những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột tôn giáo, khủng bố cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia. Bên cạnh đó tình hình trong nước có một số mặt tiêu cực như: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và HSSV ở một số Trường CĐN nói chung, Trường CĐN Tiền Giang nói riêng. Trước tình hình đó, công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh đất nước ta đang trên đà đổi mới theo mục tiêu CNH - HĐH đất nước. Chúng ta rất coi trọng nguồn nhân lực, đưa con người vào vị trí trung tâm, phải phát triển con người một cách toàn diện, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc ý thức tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, có lòng nhân ái gắn bó với gia đình, cộng đồng, trọng đạo lý đề cao phẩm giá con người đặc biệt là đối với HSSV. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm góp phần đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HSSV nhà trường, đồng thời góp phần xây dựng nhân cách, phẩm chất, lối sống cho HSSV trở thành con người mới có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung

thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang cho thấy:

Cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường đã có nhận thức khá tốt về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, nhằm giáo dục HSSV phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từng bước áp dụng nhiều biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục, chưa hoạt động thường xuyên, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục còn nghèo nàn lạc hậu. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả chưa chặt chẽ, không đúng yêu cầu đặt ra.

Riêng đối với HSSV của nhà trường có nhận thức tương đối tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, có tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HSSV chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp của nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy quy chế và bị kỷ luật, Một bộ phận HSSV nhận thức còn yếu kém, ăn chơi xa đọa, tha hóa biến chất, trở thành người gánh nặng cho xã hội.

1.3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, cũng như các biện pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, nhà trường cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:

1.3.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV

1.3.2. Kế hoạch hóa công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3. Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự thực hiện kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV chặt chẽ, khoa học

1.3.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV

1.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và công tác tiếp cận HSSV

1.3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV

1.3.7. Kiểm tra đánh giá, tổng kết và khen thưởng kịp thời bộ phận cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của HSSV

2. Kiến nghị

Trước những khó khăn và thực trạng của Trường CĐN Tiền Giang, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ LĐTB&XH, Vụ công tác HSSV

- Điều chỉnh chương trình khung TCN, Cao đẳng nghề, thêm các môn học về Giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống cho HSSV nhằm phát triển nhân cách HSSV một cách toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

- Bộ LĐTB&XH nên tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và GDTTCTĐĐ HSSV cho các lực lượng giáo dục đạo đức cho các trường; Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng có chất lượng và thoả mãn nhu cầu cấp thiết của các nhà trường.

- Tăng cường chỉ đạo hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV tại các cơ sở dạy nghề bằng các văn bản, các kế hoạch cụ thể theo từng năm học.

- Vụ công tác HSSV nên có chỉ đạo kế hoạch hành động GDTTCTĐĐ HSSV theo chủ điểm các năm học, định hướng hoạt động công tác GDTTCTĐĐ HSSV nhằm tạo hình thức giáo dục đa dạng, phong phú và thống nhất trong các trường nghề; tạo sân chơi chung cho HSSV các trường nghề nhằm quảng bá về hoạt động dạy nghề và thu hút người lao động tham gia học nghề.

2.2. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước ( UBND Tỉnh/ Thành phố UBND Quận/ huyện)

- Quan tâm hơn nữa đến hoạt động dạy nghề, qui hoạch nguồn CBQL và đầu tư ngân sách cho nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- UBND Quận/Huyện nên có chủ trương quyết liệt hơn nữa trong việc phân luồng học sinh sau THCS, phối hợp giữa giáo dục phổ thông và dạy nghề trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh nhằm hướng học sinh vào các trường TCN, CĐN:

+ Giải quyết tình trạng mất cân bằng trong giáo dục “thừa thầy, thiếu thợ”

+ Nâng cao chất lượng đầu vào của học sinh học nghề cũng chính là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

2.3. Đối với cán bộ quản lý trường

- Xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV trong nhà trường và nhiệm vụ giáo dục đạo đức HSSV là nhiệm vụ chung đòi hỏi sự chung tay góp sức của mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường.

- Phân công nhân sự đảm nhiệm nhiệm vụ GDTTCTĐĐ HSSV nhiệt tình, có tâm huyết và hiểu biết về logic của quá trình GDTTCTĐĐ, phương pháp, nguyên tắc GDTTCTĐĐ và tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Lãnh đạo nhà trường nên chủ động trong việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, kỹ năng GDTTCTĐĐ HSSV cho nhân sự đảm trách nhiệm vụ này.

- Có chế độ đãi ngộ, động viên và khen thưởng phù hợp cho CBQL và Giảng viên thực hiện hoạt động GDTTCTĐĐ HSSV.

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV thúc đẩy ý thức tự giác tự học tập, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của HSSV.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho HSSV, nhằm thu hút người học tham gia học tập, rèn luyện một cách tích cực...

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV phải đảm bảo công bằng, công khai có khen thưởng kịp thời.

- Tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên làm công tác này, có đủ phẩm chất năng lực, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác giáo dục tư tưởng chính tri, đạo đức cho HSSV.

2.4. Đối với Giảng viên trường

- Tự giác trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi HSSV để có phương pháp xử lí linh hoạt, khéo léo các tình huống sư phạm nhất là đối với HSSV có khó khăn trong giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.

- Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho HSSV noi theo về tác phong, đạo đức, lối sống.

- Tìm hiểu về các phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên…để có phương pháp giáo dục đúng đắn. Xác định vai trò của gia đình là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc để phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần cho HSSV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 94)