Kế hoạch hóa công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 81)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Kế hoạch hóa công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSS

đó, giúp họ thấy được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý. Có sự phối, kết hợp, vận dụng việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV qua từng tiết dạy, trong các hoạt động, chương trình phát thanh thanh niên hàng tuần của Đoàn Thanh niên phụ trách, qua các bảng tin hàng tháng của các khoa….Qua đó, giúp HSSV hiểu và ý thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, từ đó giúp HSSV cùng hợp tác, thống nhất với các CBQL, Giảng viên nhà trường cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho.

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV HSSV

Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Bất kỳ một hoạt động nào muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và khả năng cần có để xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các giải pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn.

a) Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng được kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường, Kế hoạch đào tạo của nhà trường và Kế hoạch riêng về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV một cách cụ thể theo từng học kỳ và năm học. Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao giữa các bộ phận có liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho HSSV và quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao.

b) Nội dung của giải pháp.

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường, kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV. Nội dung của kế hoạch phải xác định

được tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, các giải pháp, hình thức giáo dục, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV theo thời gian cụ thể trong năm học.

Bên cạnh đó nhà trường phải nắm bắt được đặc điểm tình hình của nhà trường, những nhân tố thuận lợi và khó khăn tác động đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV. Đặc biệt chú trọng đến chất lượng, hiệu quả quản lý công tác giáo dục cho HSSV những năm học trước đây.

c) Cách tiến hành giải pháp.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV toàn trường, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường nghề, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm lý HSSV để có hiệu quả giáo dục cao.

Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng CTSVHS làm phó trưởng ban và các thành viên: Bí thư các chi bộ, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trưởng các phòng, khoa và GVCN. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Đưa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn…các điều kiện vật chất và khả

năng thực hiện được của HSSV và các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Việc kế hoạch hoá cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. kế hoạch càng cụ thể, chi tiết càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Các tổ chức Đảng, chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các tổ chức cá nhân cùng xây dựng kế hoạch cho mình.

d) Điều kiện thực hiện giải pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra, các tổ chức, bộ phận cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình, từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công hợp lý, rạch ròi, tránh chồng chéo.

Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, linh hoạt, gắn với đặc điểm lứa tuổi nhằm thu hút HSSV tham gia một cách tích cực và hào hứng theo khả năng của mình. Tính đa dạng của các hoạt động giáo dục bao hàm cả về nội dung giáo dục lẫn hình thức hoạt động.

Nội dung giáo dục của hoạt động phải phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời nội dung đó cần đáp ứng nhu cầu mong muốn nâng cao hiểu biết của HSSV trước những thách thức của cuộc sống. Hình thức hoạt động là yếu tố tạo nên sự thành công trong công tác tổ chức hoạt động cho HSSV. Lựa chọn các hình thức hoạt động phải đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu, hứng thú và khả năng của các em. Nếu là hình thức khiên cưỡng, bị áp đặt thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao, không mang lại hứng thú cho các em, ngược lại sẽ tạo nên tâm lí thụ động khi bắt buộc phải tham gia vào hoạt động của tập thể. Các hoạt động giáo dục chỉ mang lại hiệu quả khi nó được HSSV tiếp nhận một cách hào hứng, sáng tạo, sôi nổi tham gia với tư cách là chủ thể của hoạt động. Đó là bởi vì các hoạt

động này đã đáp ứng đặc điểm lứa tuổi, phản ánh được suy nghĩ, tình cảm, khả năng của các em, tạo nên hứng thú và mong muốn được tham gia hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề tiền giang (Trang 81)