0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG (Trang 42 -42 )

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV về vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang

Trong những năm qua Đảng ủy Ban Giám Hiệu nhà trường, các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xác định công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi lẽ HSSV là linh hồn của sứ mạng nhà trường, là trung tâm của quá trình giáo dục và đào tạo, mọi hoạt động giảng dạy và phục vụ của Nhà trường đều lấy HSSV làm trung tâm, Nhà trường luôn đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ cho HSSV. Từ đó nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV là vô cùng

quan trọng nó là cơ sở, là tiền đề để Đảng uỷ Ban giám hiệu Nhà trường xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức HSSV cho phù hợp.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV nhận thức về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức chưa cao, dẫn đến chất lượng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV còn nhiều hạn chế được biểu hiện như sau:

* Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

Trong khoảng thời gian gần đây sự lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng của Chi bộ, lực lượng giảng viên là Đảng viên tăng nhanh về số lượng, nên đã hình thành Đảng bộ Nhà trường. Đây là yếu tố thuận lợi làm cơ sở để triển khai và tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những cán bộ quản lý Nhà trường hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang. Vì đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo Nhà trường cần phải có một tư tưởng xuyên suốt và đồng bộ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV trong Nhà trường.

* Thực trạng nhận thức của giảng viên về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV là một công việc thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục của nhà trường. Lực lượng nồng cốt nhất chính là GVCN, giảng viên là người trực tiếp cũng là người gần gũi nhất, hiểu HSSV một cách sâu sát nhất. Do đó, những diễn biến trong suy nghĩ, tư tưởng của HSSV được GVCN và giảng viên kịp thời phát hiện, nhanh chóng. Do vậy, GVCN và

giảng viên phải có nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, có nhận thức đúng thì hành động đúng, xử lý kịp thời các tình huống ngay ban đầu, không để sự việc kéo dài, phức tạp. Bởi vì nhà giáo là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục người học. Sự đồng thuận về nhận thức giữa nhà quản lý và cán bộ giảng viên sẽ là nhân tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

* Thực trạng nhận thức của HSSV về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

Hầu hết HSSV có tinh thần yêu quê hương đất nước, tin tưởng và chấp hành đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa số HSSV đều xác định được mục tiêu cuộc sống, có lí tưởng phấn đấu rõ ràng với động cơ học tập nghiêm túc, tích cực và chủ động với tinh thần vượt khó; có nhận thức và hành vi trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bên cạnh những biểu hiện tích cực vẫn còn một bộ phận không nhỏ HSSV có ý thức phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lí tưởng cuộc sống. Một số HSSV đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần. Không quan tâm đến cộng đồng, người xung quanh, ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội và cộng đồng; sống khép mình, đề cao chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể, có một số HSSV vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây bức xúc trong nhân dân.

2.2.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang

Thực hiện Luật dạy nghề từ năm 2006 và chính thức tuyển sinh đào tạo hệ TCN từ năm 2007 nhưng đến 2008 mới thành lập Vụ công tác HSSV, là cơ quan quản lý nhà nước về HSSV. Vì vậy, các văn bản qui định về hoạt

động giáo dục đạo đức dành cho HSSV trong các cơ sở dạy nghề chưa nhiều, Nhà trường chủ yếu vận dụng từ các văn bản của Bộ GD-ĐT và một số văn bản của Bộ LĐTB& XH để xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Giáo dục HSSV có nhận thức đúng về chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra, có niềm tin đối với cách mạng Việt Nam,với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Định hướng tốt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; được hỗ trợ, tạo điều kiện để rèn luyện, phát huy năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

Khắc phục tình trạng sa sút về đạo đức, lối sống; thiếu kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp trong một bộ phận HSSV hiện nay. Giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của HSSV trong và ngoài nhà trường. Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, kiềm chế, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV.

HSSV được tư vấn, chăm sóc tốt về sức khỏe thể chất và tinh thần; được tạo điều kiện luyện tập thể dục thể thao. Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trong HSSV.

Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV của nhà trường trong những năm qua còn nhiều bất cập, chất lượng còn kém. Thứ nhất: việc xác định mục tiêu của kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng, súc tích, chung chung, tính khả thi không cao, chưa đưa ra kết quả mong muốn đạt được bằng những con số đo đếm được…dẫn đến tình trạng hiểu nhằm, hiểu không chính xác, không so sánh được kết quả đã thực hiện so với mục tiêu đã đề ra. Thứ hai: về nội dung thực hiện chưa phù hợp với thực tiễn, chậm đổi mới theo nhu cầu phát triển của xã hội và sự thay đổi của nhà trường.

2.2.3. Thực trang về phương pháp, các hình thức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang

Trong những năm qua Đảng bộ đã lãnh đạo Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và các lực lượng tham gia đã từng bước đổi mới, đa dạng hoá nội dung và phương thức thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong Đảng viên, quần chúng trong đó có HSSV. Nhiều buổi nói chuyện thời sự, chuyên đề gắn với tình hình thực tiễn được tổ chức từng bước được nâng cao. Hoạt động đối thoại trực tiếp giữa Hiệu trưởng với HSSV được tổ chức có hiệu quả, thông qua đó đã góp phần quan trọng trong việc tạo không khí phấn khởi, tạo được niềm tin trong HSSV, nhằm tiếp thu những ý kiến, góp ý đề xuất phản hồi từ phía HSSV. Qua đó lãnh đạo, quản lý Nhà trường giải đáp những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của HSSV, giúp HSSV hiểu rõ vấn đề hơn, an tâm, hình thành động cơ và thái độ học tập đúng đắn hơn.

Thực tiễn cho thấy, những tồn tại, hạn chế về phương pháp và các hình thức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV thể hiện ở những điểm sau:

- Phương pháp giáo dục chậm đổi mới do tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nhà trường và đối tượng HSSV. Chưa đa dạng hoá được các phương pháp truyền thụ kiến thức của các môn học chính trị, pháp luật, kỹ năng sống…dẫn đến sự nhàm chán trong HSSV.

- Hình thức hoạt động chưa sinh động, chưa đi vào chiều sâu, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận có liên quan nên chưa thu hút được nhiều HSSV tham gia.

2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

2.3.1 Thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV

Việc lập kế hoạch công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác này. Ý thức được điều đó, công tác chỉ đạo kiểm tra việc lập kế hoạch công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV được Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sát sao ngay từ đầu năm.

Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo Phòng công tác HSSV là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng trường. Phòng công tác HSSV đã xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, trình Hiệu trưởng ký duyệt và tiến hành thực hiện.

*Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV ở Trường CĐN Tiền Giang trên đối tượng CBQL, Giảng viên chúng tôi có kết quả như sau: (câu hỏi số 2, Phụ lục 1)

Bảng 2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

Mức độ

Tốt (%) Khá (%) Tbình (%) Kém (%) GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL

1.Căn cứ mục tiêu giáo dục

của Luật dạy nghề 44.3 54.6 44.3 9.0 11.4

36.

4 1.1 0.0 2.Căn cứ kế hoạch của ngành,

địa phương 22.7 18.2 42.0 54.6 29.5 27.3 6.8 0.0 3.Rút kinh nghiệm từ thực tế

giáo dục của năm học trước 29.5 27.3 39.8 36.

7 26.1

36.

7 5.7 0.0 4.Thành lập Ban chỉ đạo giáo

dục TTCTĐĐ 12.5 27.3 37.5 27.3 31.5 27.3 19.3 18.2 5.Thực hiện trước khi khai

giảng năm học 47.7 63.6 36.4 0.0 14.8

36.

7 3.4 0.0 6.Thực hiện theo từng chủ

điểm (tuần, tháng, qúi…) 21.6 27.3 37.5 27.3 37.5

36.

7 4.5 9.0 7.Phổ biến và bàn bạc trong 25.0 18.2 45.5 36. 23.9 36. 5.7 9.0

các buổi họp của nhà trường 7 7 8.Xác định cụ thể thời

gian, nhân lực, tài chính để thực hiện công việc

22.7 27.3 45.5 27.3 29.5 36.

7 3.4 9.0 9.Phân công cụ thể nhiệm

vụ cho từng bộ phận thực hiện 31.8 36.7 42.0 9.0 25.0 54. 5 1.1 0.0 Trung bình 22.2 33.3 32.7 25. 3 19.1 36.4 3.9 5.5

Kết quả khảo sát bảng 2.2 được thể hiện ở hình sau:

Hình 2.1. Biểu đồ về xây dựng kế hoạch giáo dục TTCTĐĐ HSSV

Nhìn vào bảng 2.2 và hình 2.1, chúng tôi có nhận xét như sau:

33.3 % CBQL và 22.2 % Giảng viên đánh giá về xây dựng kế hoạch giáo dục TTCTĐĐ HSSV ở mức độ tốt, 25.3% CBQL và 32.7% Giảng viên đánh giá khá, 36.4% CBQL và 19.1% Giảng viên đánh giá trung bình, đánh giá kém thì không đáng kể. Như vậy, việc lập kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV của nhà trường thực hiện ở mức độ trung bình khá.

“ Mục tiêu của kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức” căn cứ vào mục tiêu đã xác định trong Luật dạy nghề được 54.6% CBQL đánh giá tốt, 36.4% CBQL đánh giá trung bình; 44.3% Giảng viên đánh giá tốt, 44.3% Giảng viên đánh giá khá. Như vậy, việc xác định mục tiêu của kế hoạch được thực hiện trung bình khá, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức căn cứ kế hoạch của ngành, địa phương ghi nhận 54.6% CBQL và 42.0% Giảng viên đánh giá khá, có 27.3% CBQL và 29.5% Giảng viên đánh giá trung bình. Điều này chứng tỏ còn có sự bất cập trong chỉ đạo của ngành, địa phương, như: thiếu văn bản chỉ đạo hoặc kế hoạch còn chung chung dẫn đến lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của trường.

Đối với việc xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực tế giáo dục của các năm học trước, 36.7% CBQL và 39.8% Giảng viên đánh giá khá; 36.7% CBQL và 26.1% Giảng viên đánh giá trung bình. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những năm học trước được đánh giá ở mức độ trung bình khá.

Việc thành lập Ban chỉ đạo giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV của nhà trường được ghi nhận, 18.2% CBQL và 19.3% Giảng viên đánh giá kém. Điều này phù hợp với việc trao đổi, phỏng vấn CBQL và Giảng viên của nhà trường thì từ khi thành lập đến giai đoạn khảo sát, nhà trường chưa có thành lập Ban chỉ đạo giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV.

Thời điểm xây dựng kế hoạch “trước khi khai giảng năm học” 63.6% CBQL đánh giá tốt, 36% đánh giá trung bình; 47.7% Giảng viên đánh giá tốt và 36.4% đánh giá khá. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch thực hiện trước khi khai giảng năm học được nhà trường thực hiện khá tốt.

Thực hiện theo từng chủ điểm ( tuần, tháng, quý), 27.3% CBQL đánh giá khá, 36.7% đánh giá trung bình; 37.5% Giảng viên đánh giá khá, 37.5% đánh giá trung bình. Như vậy, thực hiện kế hoạch theo chủ điểm được đánh giá ở mức độ trung bình khá.

Kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức được phổ biến và bàn bạc trong các cuộc họp, 36.7% CBQL đánh giá ở mức độ khá, 36.7% đánh giá ở mức độ trung bình; 45.5% Giảng viên đánh giá ở mức độ khá, 23.9% đánh giá ở mức độ trung bình. Như vậy, việc phổ biến bàn bạc về kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức được CBQL ghi nhận ở mức độ trung bình khá, Giảng viên đánh giá ở mức độ khá.

So sánh thực tế, CBQL đánh giá sát hơn vì CBQL chính là người phổ biến và tổ chức để bàn bạc thảo luận xây dựng kế hoạch. Điều này cũng chứng tỏ, việc xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV chưa được sự quan tâm đúng mức của CBQL và Giảng viên.

Kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức xác định cụ thể thời gian, nhân lực, tài chính, 36.7% CBQL ghi nhận ở mức trung bình, 27.3% ở mức khá; 29.5% GV đánh giá ở mức trung bình, 45.5% ở mức khá. Điều này chứng tỏ, tính cụ thể của kế hoạch chỉ ở mức trung bình, việc xác định thời gian, nhân lực, tài chính còn chung chung. Đây là một khó khăn cho các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ vì không rõ kế hoạch được thực hiện thời điểm nào, khả năng về nhân sự và tài chính để thực hiện công việc ra sao.

Về “phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận” thực hiện kế hoạch 54.5% CBQL ghi nhận đánh giá ở mức trung bình, 36.5% ở mức tốt; 42.0% Giảng viên đánh giá ở mức khá, 31.8% ở mức tốt. Việc phân công

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG (Trang 42 -42 )

×