Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp 65

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 74)

Hiện tại, công ty mới xây dựng quy trình CTTC, quy trình xử lý RRTD trong khi quy trình vμ mô hình quản trị RRTD ch−a đ−ợc công ty xây dựng một cách cụ thể. Để nâng cao quản trị RRTD, công ty cần ban hμnh vμ thực hiện các chính sách vμ quy trình bằng văn bản liên quan đến việc nhận dạng, đánh giá, đo l−ờng, kiểm soát, phòng ngừa vμ xử lý RRTD. Các chính sách vμ quy trình nμy sẽ giúp công ty đạt đ−ợc các mục tiêu về cấp tín dụng an toμn, kiểm soát RRTD, phân tích vμ đánh giá cơ hội kinh doanh mới, phát hiện vμ xử lý các khoản tín dụng có vấn đề. Xây dựng mô hình quản trị RRTD phù hợp đóng vai trò quan trọng, lμ định h−ớng cho công tác quản trị RRTD của các công ty CTTC nói chung vμ Sacombank-SBL nói riêng.

Nhận dạng và phân tích RRTD: Một trong những yếu tố đánh giá hoạt động quản trị RRTD lμ xác định các RRTD đã, đang vμ sẽ xảy ra trong hoạt động CTTC của công ty, qua đó có thể xác định mức độ RRTD có thể chấp nhận đ−ợc. Để phát hiện RRTD hiện có vμ tiềm tμng, công ty cần phân tích các nhân tố tạo nên RRTD, cụ thể:

 Mức độ tập trung của danh mục cho thuê ảnh h−ởng trực tiếp đến rủi ro danh mục tín dụng. Nếu công ty tập trung cho thuê quá nhiều vμo một số khách hμng, thị tr−ờng, ngμnh nghề thì hậu quả sẽ rất trầm trọng khi các yếu tố nμy bị ảnh h−ởng tiêu cực bởi thị tr−ờng. Trong thực tế, công ty có thể hạn chế vμ phòng ngừa rủi ro danh mục bằng cách xác định hạn mức tín dụng, th−ờng xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị tr−ờng, từng ngμnh, từng vị trí địa lý, loại tiền tệ vμ hình thức cho thuê nhằm đa dạng hoá danh mục cho thuê vμ phân tán rủi rọ

Trình độ, chuyên môn nguồn nhân lực: RRTD phụ thuộc vμo năng lực, kinh nghiệm, trình độ của nhân viên liên quan đến việc cấp tín dụng để có thể phát hiện vμ hạn chế RRTD từ khi tiếp nhận hồ sơ, đánh giá, ra quyết định cho thuê, quản lý khách hμng trong suốt thời gian cho thuê. Ngoμi những yếu tố khách quan, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định hoạt động quản trị RRTD của mỗi TCTD, nguồn nhân lực có thể tạo ra RRTD nh−ng cũng có thể quản trị RRTD thμnh công.

Ban Tổng giám đốc cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên công ty tham gia các khóa đμo tạo liên quan đến nghiệp vụ CTTC, RRTD cũng nh− quản trị RRTD để nâng cao kỹ năng, trình độ, chuyên môn phục vụ công việc để mỗi nhân viên có thể kiểm soát các khoản cho thuê phức tạp, chủ động đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấụ Trong thực tế, ng−ời trực tiếp thực hiện vμ triển khai các chính sách liên quan đến RRTD lμ nhân viên các phòng ban vì vậy Ban Tổng giám đốc cần xây dựng quản trị RRTD thμnh nét văn hóa của công ty, nâng cao tinh thần cảnh giác nợ quá hạn, đề cập vμ phân tích các sai phạm vμ hậu quả có thể xảy ra trong tr−ờng hợp phát sinh RRTD.

Trong năm 2013, công ty sẽ ban hμnh Sổ tay tín dụng với l−ợng kiến thức phong phú về nghiệp vụ CTTC nói chung vμ tín dụng nói riêng, đây lμ tμi liệu để nhân viên các phòng ban tham khảo, tự đμo tạo nâng cao kiến thức chuyên môn. Nhân viên QHKH cần đ−ợc đμo tạo các kiến thức thực tế để ứng dụng vμo công việc, nắm vững những −u điểm của sản phẩm CTTC cũng nh− nâng cao các kỹ năng giao tiếp, bán hμng, phân tích, kiến thức tâm lý để có thể am hiểu khách hμng, đánh giá phản ứng của từng khách hμng khi tiếp xúc. Nhân viên thẩm định, hỗ trợ kinh doanh, kiểm toán nội bộ luôn nâng cao trách nhiệm trong công việc, kiểm soát rủi ro, thu thập hồ sơ khách hμng đầy đủ, yêu cầu nhân viên QHKH thực hiện đúng các nội dung đã đ−ợc Ban Tổng giám đốc phê duyệt.

 Phòng QHKH cần phân bổ nhân viên chuyên trách theo từng ngμnh, lĩnh vực sản xuất khác nhau để có thể chủ động nghiên cứu, học hỏi kiến thức đặc thù cũng nh− những rủi ro trọng yếu của mỗi ngμnh nghề. Do vậy, thời gian xử lý hồ sơ xin thuê của khách hμng sẽ nhanh hơn, khả năng đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh, nhận dạng rủi ro hiện tại liên quan đến khách hμng sẽ chặt chẽ vμ chính xác hơn.

 Công ty nên đμo tạo vμ sử dụng bộ phận thẩm định dự án, thẩm định kỹ thuật chuyên nghiệp theo từng ngμnh, lĩnh vực qua đó nâng cao chất l−ợng thẩm định các dự án đầu t−, ph−ơng án thuê, lựa chọn các dự án thuê có hiệu quả. Với đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro còn ít vμ thiếu kinh nghiệm nh− hiện nay, công ty cần chú trọng xây dựng chiến l−ợc đμo tạo vμ sử dụng cán bộ nhằm nâng cao năng lực nhận

dạng, đánh giá, đo l−ờng, phân tích RRTD. Chiến l−ợc đμo tạo nμy không chỉ áp dụng với nhân viên mμ còn tập trung vμo đội ngũ cán bộ quản lý.

 Công ty nên xây dựng bảng mô tả công việc, nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý rủi ro nh− trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, thời gian lμm việc ở các vị trí khác nhau,… Những yêu cầu nμy sẽ giúp công ty chọn lọc vμ tuyển dụng đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro có trình độ, kinh nghiệm thực tế để có thể ứng dụng vμ triển khai mô hình quản trị RRTD trong thời gian tới cũng nh− xử lý nhanh, hiệu quả, thận trọng những công việc liên quan đến kiểm soát vμ xử lý nợ xấụ Đồng thời, công ty cần nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên các phòng ban, theo đó mỗi nhân viên trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần thực hiện công việc một cách đầy đủ, trách nhiệm vμ nhiệt tình, giữ thái độ hợp tác trong công việc vì sự phát triển của công tỵ Ngoμi yếu tố con ng−ời, hệ thống công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, phân tích vμ báo cáo RRTD một cách kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian.

Thông qua việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của nhân viên sẽ giúp công ty nhận dạng vμ phân tích RRTD một cách chính xác. Ngoμi ra, công ty cần xác định khả năng chấp nhận RRTD trong từng thời kỳ dựa trên các mục tiêu kinh doanh, xác định những RRTD có thể kiểm soát đ−ợc vμ những rủi ro không thể kiểm soát đ−ợc, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của những RRTD không kiểm soát đ−ợc đến sự an toμn trong hoạt động CTTC của công tỵ

Đánh giá và đo lờng RRTD

RRTD cần đ−ợc công ty đánh giá th−ờng xuyên để xác định mức độ trọng yếu của mỗi loại rủi ro cũng nh− mức tổn thất có thể chấp nhận đ−ợc khi rủi ro đó xảy rạ Trong thời gian tới, công tác đo l−ờng RRTD của công ty với những mô hình định tính vμ định l−ợng cần có tính thực tiễn nhiều hơn. Ch−ơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ CIF của công ty còn đơn giản, ch−a đáp ứng các yêu cầu về phân loại nợ cũng nh− đo l−ờng RRTD trong giai đoạn hiện naỵ Vì vậy, công ty cần nhanh chóng ban hμnh h−ớng dẫn vμ triển khai ch−ơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ CRS đối với tất cả các khách hμng hiện hữu vμ khách hμng mớị Ngoμi ra, công ty cần nâng cao tính thực tiễn vμ khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng định kỳ, liên tục lμm cơ sở xây dựng chính sách khách hμng, hạn mức tín dụng của từng khách hμng. Xếp hạng tín dụng nội bộ lμ một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị RRTD vμ sẽ lμ một trong những công việc trọng tâm của công ty để nâng cao chất l−ợng tín dụng, trích lập dự phòng rủi rọ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của công ty cần đ−ợc xây dựng theo hệ thống đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based) vμ đ−ợc hoμn thiện thông qua việc sửa đổi, bổ sung dựa trên kinh nghiệm của các TCTD khác về quản trị RRTD. Công ty cần nghiên cứu vμ ứng dụng ph−ơng pháp −ớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB để đo l−ờng RRTD

ED= PD x EAD x LGD (3.1)

Trong đó: ED: Tổn thất có thể −ớc tính

EAD - Tổng d− nợ của khách hμng tại thời điểm không trả đ−ợc nợ

PD - Xác suất không trả đ−ợc nợ của khách hμng đ−ợc tính dựa vμo các số liệu về khoản nợ trong quá khứ của khách hμng gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn vμ khoản nợ không thu hồi đ−ợc. Các dữ liệu nμy đ−ợc phân lμm ba loại: tμi chính, phi tμi chính vμ các dữ liệu mang tính cảnh báo, sau khi nhập số liệu vμo một mô hình định sẵn sẽ tính đ−ợc xác suất không trả đ−ợc nợ của khách hμng

LGD - Tỷ trọng tổn thất −ớc tính lμ tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng d− nợ tại thời điểm khách hμng không trả đ−ợc nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản thuê tμi chính mμ còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hμng không trả đ−ợc nợ nh− tiền thuê đến hạn nh−ng không đ−ợc thanh toán vμ các chi phí hμnh chính có thể phát sinh nh−: chi phí xử lý tμi sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý vμ một số chi phí liên quan khác. Trong thực tế, LGD có thể xác định theo công thức sau:

LGD = (EAD - số tiền có thể thu hồi)/EAD (3.2)

Số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mμ khách hμng trả vμ các khoản tiền thu đ−ợc từ xử lý tμi sản cho thuê.

Xác định tổn thất có thể −ớc tính (ED) của khoản cho thuê có ý nghĩa rất quan trọng đối với Sacombank-SBL:

Giúp công ty xây dựng Quỹ dự phòng RRTD hiệu quả hơn: Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngμy 22/04/2005 của Ngân hμng Nhμ n−ớc về phân loại nợ, trích lập vμ sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, nhiều công ty CTTC ở Việt Nam áp dụng việc trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ, ch−a xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả vμ sử dụng ph−ơng pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó có thể trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp vμ phản ánh hiện trạng nợ xấu của công tỵ Nếu các công ty CTTC ở Việt Nam có thể xác định đ−ợc tổn thất có thể −ớc tính thì việc trích lập dự phòng rủi ro trở nên đơn giản, hiệu quả vμ chính xác hơn.

Giúp công ty nâng cao khả năng quản trị nhân viên QHKH: thu nhập của nhân viên QHKH th−ờng phụ thuộc vμo d− nợ, số l−ợng khách hμng vμ chất l−ợng tín dụng. Nếu nhân viên QHKH có d− nợ cao nh−ng chất l−ợng tín dụng thấp thì kết quả đánh giá thi đua khen th−ởng sẽ không cao, thu nhập có thể thấp vμ ít có cơ hội thăng tiến. Thông qua việc xác định tổn thất −ớc tính với từng danh mục tín dụng của từng nhân viên QHKH sẽ giúp công ty xác định chất l−ợng tín dụng của từng nhân viên qua đó khuyến khích nhân viên QHKH nâng cao nhận thức về RRTD, giảm thiểu RRTD cũng nh− tuân thủ các quy định về CTTC của công tỵ

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ vμ trích lập dự phòng: công ty cần có lộ

trình áp dụng phân loại nợ vμ trích lập dự phòng rủi ro theo ph−ơng pháp định tính thay vì theo nhóm nợ nh− hiện naỵ Theo ph−ơng pháp định tính, nợ cũng đ−ợc phân thμnh năm nhóm nh− năm nhóm nợ theo cách phân loại nợ định l−ợng nh−ng không nhất thiết căn cứ vμo số ngμy quá hạn mμ căn cứ theo ch−ơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ vμ chính sách dự phòng rủi ro của công ty đ−ợc Ngân hμng Nhμ n−ớc chấp thuận. Thông qua việc phân tích định tính, công ty có thể đánh giá thực trạng chất l−ợng tín dụng, quản trị RRTD cũng nh− trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ hơn với những khách hμng nợ quá hạn. Qua đó, Phòng QHKH sẽ trình Ban Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thμnh viên để quyết định tiếp tục lμm việc với khách hμng về tình trạng nợ quá hạn hay chuyển hồ sơ xin thuê đó sang cho Bộ phận xử lý nợ giải quyết.

Kiểm soát, phòng ngừa RRTD

Để kiểm soát vμ phòng ngừa RRTD, phòng quản lý rủi ro cần thực hiện đầy đủ các báo cáo RRTD do Ngân hμng Nhμ n−ớc Việt Nam yêu cầu cũng nh− các báo cáo do công ty quy định. Các báo cáo nμy cần đ−ợc công bố rộng rãi cho toμn thể nhân viên nắm rõ tình hình nợ quá hạn của công tỵ Các báo cáo RRTD cần cung cấp thông tin chính xác, thích hợp vμ kịp thời về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu thực trạng RRTD cũng nh− tiến độ xử lý RRTD của công tỵ

Để xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD, công ty cần xác định, xem xét, đánh giá tất cả những RRTD trọng yếu có thể ảnh h−ởng đến mục tiêu, chiến l−ợc kinh doanh của công tỵ Đồng thời công ty cũng đặt ra hạn mức cho thuê đối với từng khách hμng vμ đảm bảo các phòng ban tuân thủ hạn mức cho thuê đã đ−ợc phê duyệt. Để lμm đ−ợc điều nμy, các phòng ban của công ty cần kiểm tra, đối chiếu lẫn nhau để phát hiện các sai sót, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động CTTC. Kết quả của quá trình kiểm tra vμ đối chiếu trên cần đ−ợc báo cáo lên Ban Tổng giám đốc nhằm nhận dạng, đánh giá cũng nh− hạn chế RRTD phát sinh.

Để phòng ngừa RRTD, công ty cần xây dựng hệ thống dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD nh− chậm cung cấp báo cáo tμi chính, có nhiều thay đổi về nhân sự trong ban lãnh đạo của khách hμng, bán tμi sản một cách bất th−ờng hay liên tục yêu cầu hoãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khi khách hμng xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, nhân viên QHKH cùng với các phòng ban khác cần phân tích thêm các vấn đề khó khăn khách hμng gặp phải, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hμng, kiểm tra tμi sản đột xuất cũng nh− lên kế hoạch khắc phục tr−ờng hợp xảy ra RRTD. Phòng QHKH nên liệt kê danh sách các khách hμng phát sinh nợ quá hạn, tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn để đ−ợc kiểm tra, giám sát nhiều hơn. Danh sách nμy cần đ−ợc Ban Tổng giám đốc xem xét vμ đánh giá định kỳ.

Ngoμi một số biện pháp phòng ngừa RRTD truyền thống nh−: trích lập dự phòng rủi ro, ký quỹ, bảo lãnh,… trong thời gian tới, công ty nên nghiên cứu vμ sử dụng các công cụ phái sinh nh− hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ. Việc sử dụng các công cụ nμy còn khá mới mẻ vμ phức tạp đối với các TCTD ở Việt Nam nói

chung vμ các công ty CTTC nói riêng do vậy công ty cần nghiên cứu, trao đổi vμ thiết lập các nội dung, hình thức tín dụng phái sinh phù hợp với loại hình CTTC.

3.2.2 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho thuê tμi chính do công ty ban hμnh

Quy trình CTTC lμ văn bản quan trọng giúp công ty kiểm soát rủi ro phát sinh. Quy trình CTTC hiện đang đ−ợc áp dụng tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế vì vậy công ty cần thực hiện các giải pháp sau để hoμn thiện hơn một số b−ớc của quy trình CTTC cũng nh− hạn chế RRTD ở mức thấp nhất.

Tiếp xúc khách hàng

Nhân viên QHKH cần thu thập đầy đủ hồ sơ theo quy định của công ty gồm hồ sơ pháp lý, dự án thuê tμi chính, báo cáo tμi chính,...vμ thu thập đầy đủ thông tin để

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)