7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình, SGK Ngữ văn 12 THPT
12 THPT
Văn học Việt Nam sau 1975 đã có bước chuyển mình khá mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. GS. Phan Trọng Luận khi bàn về chương trình và SGK đã đưa ra kết luận rằng: “Một hạn chế lớn nhất khá rõ của các chương trình Ngữ văn trước đây là khoảng cách giữa chương trình với đời sống xã hội và văn học quá lớn. Chúng ta đã dừng lại quá lâu ở mốc 1975 trong khi đời sống xã hội đã có nhiều biến chuyển và biến đổi từ sau 1975, nhất là từ sau 1986” [23, 12]. Thế nhưng, trong suốt một thời kì dài từ chương trình cải cách giáo dục (năm 1985 đối với bậc THCS, năm 1989 đối với bậc THPT) cho đến bộ sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, người ta vẫn thấy vắng bóng những tác phẩm văn học sau 1975. Thực tế trên ra gây ra nhiều tranh luận bàn cãi. Trên báo Văn nghệ số 32 (ra ngày 07.8.2004) có đăng bài Các nhà văn xuất hiện sau 1975 và sự trống vắng trong sách giáo khoa. Bài viết đã tập hợp quan điểm của một số nhà văn, nhà báo, cán bộ giảng dạy đại học về thực tế nói trên. Tất cả họ đều cho rằng đây là điều bất bình thường, là “vô lí”, là biểu hiện của sự “luẩn quẩn”… Lí giải vấn đề này, Đỗ Ngọc Thống cho rằng: “Sự thật là chương trình và SGK văn hệ cải cách giáo dục cấp THCS được biên soạn từ năm 1985; còn SGK văn THPT bắt đầu cải cách năm 1989.
Như vậy nếu lấy mốc 1975 thì lúc biên soạn chương trình và SGK văn THCS hệ cái cách giáo dục chỉ mới có khoảng cách 10 năm và cấp THPT cũng chỉ là 14 năm. Rõ ràng ở thời điểm 1985 và 1989 chưa thể đặt ra vấn đề đưa văn học sau 1975 vào chương trình và SGK văn học được” [39]. Qủa thật, đôi lúc độ lùi về thời gian có thể là một thử thách, là thước đo giá trị cho nhiều điều. Nhưng nếu lấy đó làm lí do để giải thích cho việc đưa hay không đưa tác phẩm của một thời kì văn học vào chương trình thiết nghĩ là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, so với thời chống Mĩ, có những tác phẩm vừa mới ra lò đã kịp có mặt trong SGK như nhiều bài thơ của Tố Hữu, Thanh Hải, nhiều bút ký của Tô Hoài, Nguyễn Thi, Trần Đình Vân…
Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, khắc phục những hạn chế của SGK Văn học trước đây, bộ sách Ngữ văn tích hợp hiện hành đã có những thay đổi với việc đưa vào chương trình nhiều tác phẩm văn học sau 1975. Dưới đây là bảng thống kê các văn bản văn học sau 1975 có trong SGK Ngữ văn hiện nay theo chương trình THCS, THPT gồm cơ bản và nâng cao.
Bảng 1.1. Thống kê các văn bản văn học Việt Nam sau 1975 trong SGK Ngữ văn lớp 9 THCS
STT Bài học Tác giả Thể loại Học
chính thức thêmĐọc
1 Ánh trăng Nguyễn Duy Thơ x 2 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải Thơ x 3 Viếng lăng Bác Viễn Phương Thơ x 4 Sang thu Hữu Thỉnh Thơ x 5 Nói với con Y Phương Thơ x
6 Bến quê Nguyễn Minh Châu Truyện ngắn x 7 Tôi và chúng ta Lưu Quang Vũ Kịch x
Bảng 1.2. Thống kê các văn bản văn học Việt Nam sau 1975 trong SGK Ngữ văn 12 THPT (Bộ sách Cơ bản)
STT Bài học Tác giả Thể loại chính thứcHọc thêmĐọc
1 Đò Lèn Nguyễn Duy Thơ x 2 Đàn ghita của Lorca Thanh Thảo Thơ x
3 Ai đã đặt tên cho
dòng sông ?
Hoàng Phủ
Ngọc Tường Kí x
4 Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng Tiểu thuyết x 5 Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu Truyện ngắn x
6 Một người Hà Nội Nguyễn Khải Truyện ngắn x 7 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ Kịch x
Tổng cộng: 07 bài 4 3
Bảng 1.3. Thống kê các văn bản văn học Việt Nam sau 1975 trong SGK Ngữ văn 12 THPT (Bộ sách Nâng cao)
STT Bài học Tác giả Thể loại chính thứcHọc thêmĐọc
1 Đò Lèn Nguyễn Duy Thơ x 2 Đàn ghita của
Lorca Thanh Thảo Thơ x
3 Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Ngọc TườngHoàng Phủ Kí x
4 Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng Tiểu thuyết x 5 Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu Truyện ngắn x
6 Một người Hà Nội Nguyễn Khải Truyện ngắn x 7 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ Kịch x
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp số lượng văn bản văn học Việt Nam sau 1975 trong ba chương trình: THCS, THPT Cơ bản và THPT Nâng cao
Cấp học THCS THPT Cơ bản THPT Nâng cao Học chính thức Đọc thêm Học chính thức Đọc thêm Học chính thức Đọc thêm 07 05 02 07 04 03 07 05 02 * Nhận xét
Qua 4 bảng thống kê trên, chúng ta thấy chương trình từ bậc THCS đến bậc THPT đã giành một thời lượng nhất định cho phần văn học sau 1975. Ở bậc THPT, số văn bản văn học được đưa vào SGK Cơ bản là 7/108 văn bản, chiếm tỉ lệ 6,4 % và 7/144 văn bản, chiếm tỉ lệ 4,9 % đối với SGK nâng cao. Số liệu trên cho thấy, sự khác biệt giữa hai chương trình THPT Cơ bản và THPT Nâng cao là không lớn, chưa tạo nên độ lệch trong tầm đón nhận của HS. Các tác phẩm có mặt trong chương trình Nâng cao đều có mặt trong chương trình Cơ bản, chỉ có truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là bài học chính thức trong chương trình Nâng cao nhưng ở chương trình Cơ bản là bài Đọc thêm.
Việc đưa các tác phẩm vào chương trình cũng tuân thủ sự sắp xếp theo đặc trưng thể loại. Bao gồm 5 thể loại với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch. Theo chúng tôi thấy, đó đều là những tác phẩm gây được tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam sau 1975, là “những mẫu đại diện để tổ chức dạy học Ngữ văn theo cụm thể loại” [39]. Thiết nghĩ, việc làm này hết sức đúng đắn và cần thiết, vừa khoa học lại vừa hết sức thiết thực, thể hiện sự nổ lực lớn của những nhà tham gia xây dựng chương trình và biên soạn SGK, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nguyện vọng của GV lẫn HS.
Tuy nhiên, SGK vẫn còn vắng bóng tác phẩm của những cây bút đỉnh cao trong văn học giai đoạn này. Mặc dù trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh được nhắc đến là tác giả của những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như truyện ngắn Tướng về hưu, Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, nhưng phần Đọc hiểu văn bản, SGK vẫn chưa đưa văn bản vào. Theo Đỗ Ngọc Thống “Do thời gian học tập trên lớp có hạn, do phải đáp ứng nhiều yêu cầu về giáo dục, khoa học, sư phạm, thẩm mĩ… chương trình và SGK Ngữ văn trong nhà trường không có nhiệm vụ dạy tất cả các tác giả tác phẩm văn học của mọi thời kì và có muốn cũng không thể thực hiện được” và “ngoài những tác giả, tác phẩm đã đưa vào SGK, một số tác giả, tác phẩm khác viết sau 1975 sẽ được tiếp tự được giới thiệu thêm trong bộ sách văn bản chọn lọc kèm theo để HS tự đọc” [39].
Như vậy, “việc đưa các tác phẩm của những nhà văn xuất hiện sau 1975 vào SGK là việc đương nhiên chẳng cần phải bàn cãi thêm. Bởi gần 30 năm là một khoảng thời gian không ngắn của lịch sử. Hơn ai hết, các nhà văn thế hệ này chính là hình ảnh sống động trong đời sống tinh thần của thời đại họ. Tác phẩm của họ cho bạn đọc thấy được những dày vò, thách thức, những khát vọng của con người trong thời đại họ đang sống” [3] và “trong thực tế thì không ai cấm được HS đọc tác phẩm văn học sau 1975, nhất là trong điều kiện phát hành và in ấn như hiện nay. Nhưng chính vì thế mà càng cần giới thiệu giai đoạn văn học này trong nhà trường để các em học và tiếp nhận một cách có định hướng, có nghiện cứu, đảm bảo tính khách quan và khoa học trong đánh giá” [39]. Vấn đề đặt ra là ngoài những tác phẩm được đưa vào chương trình, cần đến vai trò của những GV Văn trong việc giới thiệu mở rộng, xây dựng các chuyên đề, hướng dẫn HS đọc thêm đồng thời có ý thức đổi mới PPDH để HS cảm thụ được giá trị mà các tác phẩm mạng lại cũng như soi chiếu được giá trị của tác phẩm vào cuộc sống xung quanh.