Kết luận thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học văn học việt nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học việt nam 1945 1975 theo chương trình và sách giáo khoa ngữ văn 12 THPT (Trang 130)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết luận thực nghiệm

Từ những kết quả thu được qua các hoạt động khảo sát thực nghiệm, người thực hiện đề tài: Dạy học văn Việt Nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam 1945-1975 theo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 12 THPT rút ra một số kết luận sau:

- Kết quả xếp loại HS ở hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng đã chứng minh rằng: việc hướng dẫn, tổ chức dạy học văn học Việt Nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam 1945-1975 đã mang lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào thực tiễn.

- Việc dạy học bằng giáo án thực nghiệm vất vả hơn nhiều so với giáo án bình thường nên vai trò của GV là rất quan trọng. Tuy nhiên, với những kết quả thu được từ hoạt động thực nghiệm, thiết nghĩ rằng trong quá trình dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn học sau 1975 nói riêng, bên cạnh các phương pháp đọc hiểu, phân tích, bình giảng... GV cần áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm nâng cao chất lượng giờ học cũng như hướng đến vai trò của HS là những chủ thể tích cực của quá trình học tập.

KẾT LUẬN

1. Đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Trên thực tế, nội dung chương trình SGK cũng đã có những thay đổi để bắt kịp xu hướng thời đại, phù hợp với nhu cầu của người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đối với bộ môn Ngữ văn, sự thay đổi đó được thể hiện ở việc tổ chức xây dựng chương trình theo hướng tích hợp và bổ sung thêm phần văn học Việt Nam sau 1975. Nội dung phần văn học Việt Nam sau 1975 cũng chính là kiến thức trọng tâm trong các đề thi kết thúc chương trình THPT và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Nguyên lí dạy học văn theo hướng đổi mới là “tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, làm cho học sinh trở thành những chủ thể của quá trình dạy học văn”. Tuy nhiên, thực tế dạy học Ngữ văn ttrong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt dạy học phần văn học Việt Nam sau 1975 vẫn chưa có một giải pháp thực sự khoa học và khả thi nhằm giúp HS nhận diện được đặc trưng, nét mới của những tác phẩm trong giai đoạn văn học này trong sự đối sánh với những tác phẩm của các giai đoạn văn học trước đó. Từ những lí do trên mà vấn đề dạy học văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình và SGK Ngữ văn 12 THPT đang là mối quan tâm hàng đầu của GV hiện nay. Dạy học văn học Việt Nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 chính là hướng đến sự đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cự, tự giác, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

2. Triển khai đề tài này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu các công trình lí luận về vấn đề khái niệm tích hợp, từ đó mở rộng vấn đề với các nội dung và hình thức, biện pháp tích hợp. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã tìm

hiểu phần văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình SGK Ngữ văn THPT hiện nay, điều tra thực trạng dạy học phần văn học này ở một số trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, dùng các kết quả thu được làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp cụ thể dựa trên các mục tiêu và phạm vi phù hợp mà phương pháp có thể áp dụng được. Chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với việc lựa chọn GV và các lớp tham gia dạy học thực nghiệm và đối chứng đối với một số tiết học văn học sau 1975 ở các trường được khảo sát trên. Sau quá trình dạy học thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đều có kiểm tra, thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết, xác thực. Tuy đề tài chưa được áp dụng rộng rãi nhưng qua kết quả khảo sát bước đầu cho thấy chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt với việc áp dụng dạy học văn học Việt Nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam 1945-1975. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là những định hướng có giá trị đồng thời cũng sẽ là những tư liệu đáng tin cậy giúp GV tổ chức dạy học văn học Việt Nam sau 1975 có hiệu quả cao hơn.

3. Với mong muốn đề tài được hiện thực hóa trong quá trình dạy học, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

Tính ưu việt của việc dạy học theo tinh thần tích hợp đã được khẳng định, GV trong qua trình dạy học văn học Việt Nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 cần có sự kiên trì, không nên nóng vội nếu bước đầu áp dụng không thành công. Bởi lẽ đây là một phương pháp chưa quen thuộc đối với quá trình tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức của HS.

Đối với GV khi áp dụng phương pháp dạy học này cần có kiến thức sâu rộng, nắm chắc được nội dung bài học mới có sự tích hợp so sánh, đối chiếu một cách có hiệu quả. Đồng thời phương pháp dạy học này cũng đòi hỏi GV phải có sự đầu tư kĩ lưỡng, có sự sáng tạo chứ không đơn thuần là sự vận dụng cứng nhắc.

Đối với nhà trường và tổ bộ môn cần tăng cường trao đổi chuyên môn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và thảo luận về vấn đề dạy học văn học sau 1975 nói riêng, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dạy học văn học sau 1975 trong sự đối sánh với văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975. Chỉ với đổi mới phương pháp dạy học trên tinh thần như thế mới có thể làm cho giờ học thực sự đạt hiệu quả và tác phẩm văn chương mới được sống đời sống đích thực của nó. Trong quá trình áp dụng phương pháp dạy học theo hướng so sánh đối chiếu, tổ chuyên môn cũng cần thường xuyên tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Ngữ văn không chỉ đặt ra đối với nhà trường phổ thông và giáo viên mà cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của toàn ngành giáo dục. Đó là việc trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất. Ngoài ra, các Sở Giáo dục cần tổ chức mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên định kì cho đội ngũ GV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để có thể thích ứng với nội dung phương pháp dạy học trên tinh thần đổi mới.

Với đề tài này, chúng tôi hi vọng đề xuất được một định hướng tiếp cận, một phương pháp dạy học văn học Việt Nam sau 1975 theo quan điểm đổi mới. Từ các kết quả thu được, có thể nói đề tài đã đạt được mục đich đề ra. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tài liệu than khảo chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân(1997), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học.

2. Lưu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của Văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Báo Văn nghệ (2004), “Các nhà văn xuất hiện sau 1975 và sự trống vắng trong SGK”, http://vanhoagiaitri.vnn.vn/sacmauvanhoa/Trongnuoc- c.asp?PostID=3001

4. Phan Mậu Cảnh (2007), “Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong trường THPT phân ban”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An, tr.9-14.

5. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.

6. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học Hà Nội

9. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam.

10. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Hà Nội.

12. G. Martin-Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên, 1999),

14. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Hùng (Chủ biên, 2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT (những vấn đề cập nhật), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

18. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945- 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Chu Lai (2014), “Viết về chiến tranh cần chân thực”, media.vn

(21/12/2004).

20. Văn Lê (2009), “Phản ánh tính chân thật của chiến tranh”,

www.cinet.gov.vn (12/2/2009).

21. Nguyễn Văn Long. Lã Nhâm Thìn (Chủ biên, 2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Phan Trọng Luận (2006), “Về chương trình và sách giáo khoa lớp chuẩn”, Dạy và học ngày nay, (6), tr. 12.

24. Phan Trọng Luận (2008), “Để hiểu thêm chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 12”, Văn học và tuổi trẻ, (159), tr. 21-24.

25. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, Sách giáo viên,

tậphai, Nxb Giáo dục.

26. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, Sách giáo viên,

tậpmột, Nxb Giáo dục.

27. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

dục, Hà Nội.

29. Phan Trọng Luận (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12, môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 2002), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.

33. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

34. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phên bình văn học, Nxb Giáo dục.

35. Trần Đình Sử (2007), “Đọc hiểu văn bản thế nào?”, Văn học và Tuổi trẻ, (151), tr.19.

36. Trần Đình Sử (Tổng Chủ biên, 2008), Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục.

37. Trần Đình Sử (Tổng Chủ biên, 2008), Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục.

38. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Văn học.

39. Đỗ Ngọc Thống (2004), “Thư ngỏ gửi các nhà văn có tác phẩm sau 1975”, Báo Văn nghệ, (37).

40. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn (2007), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Xavier Roegiers, Đào Trọng Quang - Nguyễn Ngọc Nhị dịch (1996),

Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 TRONG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK NGỮ VĂN 12 THPT

(PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

1. Trong các giai đoạn văn học sau, thầy (cô) thích dạy tác phẩm thuộc giai đoạn văn học nào?

a. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX c. Từ 1945 đến 1975 b. Từ đầu thế kí XX đến CM T8 - 1945 d. Sau 1975

2. Cảm nhận của thầy (cô) khi trực tiếp giảng dạy các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình Ngữ văn THPT là:

a. Rất hứng thú c. Có hứng thú

b. Bình thường d. Hoàn toàn không hứng thú

3. Phương pháp dạy học mà thầy (cô) thường sử dụng trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 là:

a. Đọc diễn cảm c. Vấn đáp

b. Giảng bình d. Thảo luận nhóm

4. Định hướng khai thác các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 mà thầy cô thường chú ý hướng đến là:

a. Bám sát đặc trưng thể loại c. Chú ý tích hợp tri thức

b. Chú ý khai thác nội dung tác phẩm d. Khai thác từ nghệ thuật đến nội dung tác phẩm

5. Khi dạy học tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975, thầy (cô) có hướng HS liên hệ, đối sánh với các giai đoạn văn học trước?

a. Rất quan tâm c. Không quan tâm

b. Có nhưng không thường xuyên d. Có nhưng không thành công

6. Về số lượng tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, ý kiến của thầy (cô) là:

a. Giữ nguyên c. Giảm tải số bài, số tiết

b. Tăng số bài, số tiết d. Giữ nguyên nhưng giảm đọc thêm tăng tiết học chính thức

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 TRONG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK NGỮ VĂN 12 THPT

(PHIẾU DÀNH CHO HỌC SINH)

1. Cảm nhận của em về các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình và SGK Ngữ văn 12 THPT là:

a. Bình thường c. Yêu thích

b. Không yêu thích d. Rất yêu thích

2. Điều khiến em thích học các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình và SGK Ngữ văn 12 THPT là:

a. Vì các đề thi thường xoay quanh các c. Vì tác phẩm hay tác phẩm này

b. Vì tác phẩm gần với cuộc sống hiện đại d. Vì phương pháp dạy của GV

3. Theo em, phương án nào sau đây chỉ bao gồm những tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975?

a. Tây Tiến, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ. c. Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa, Đàn ghita của Lorca. b. Đàn ghita của Lorca, Chiếc thuyền d. Chiếc thuyền ngoài xa, Việt ngoài xa, Hồn Trương Ba da hàng thịt. Bắc, Ai đã đặt tên cho dòng sông?

4. Trong tiến trình lên lớp, đối với các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975, dưới sự tổ chức của thầy (cô), em thích nhất là khâu:

a. Lời vào bài b. Lời giảng bình của GV

5. Quá trình học các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975, em có thường xuyên liên hệ, so sánh, đối chiếu với những tác phẩm đã được học trước đó?

a. Không c. Rất thường xuyên

b. Có nhưng không thường xuyên d. Có nhưng không đúng hướng

6. Trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình và SGK Ngữ văn 12 THPT, em thích nhất là tác phẩm nào?

Phụ lục 2

Bảng 1. Kết quả điều tra khảo sát

về tình hình dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 trong chương trình và SGK Ngữ văn 12 THPT

(Điều tra khảo sát về phía giáo viên)

Câu Các phương án A B C D Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 3 8,8 6 17,6 10 29,5 15 44,1 2 15 44,1 8 23,5 7 20,6 3 8,8 3 6 17,6 9 26,5 11 32,4 8 23,5

Một phần của tài liệu Dạy học văn học việt nam sau 1975 trong sự đối sánh với văn học việt nam 1945 1975 theo chương trình và sách giáo khoa ngữ văn 12 THPT (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w