Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của bạn bè trên mạng xã hội đến quyết định mua sắm trường hợp Facebook (Trang 67)

Như đã trình bày trong phần quy trình thu thập dữ liệu, một thông điệp mời dự khảo sát được đăng ngay trên tường Facebook của tác giả và trên tường Facebook của một số bạn bè, các bạn học sinh sinh viên trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, thư mời tham dự khảo sát cũng được gửi bằng email, gửi tin nhắn trên Facebook đến các đối tượng khảo sát mục tiêu là nhân viên văn phòng và học sinh sinh viên chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ sau hơn hai tuần đã nhận được 576 phản hồi, vượt xa hơn số khảo sát dự kiến ban đầu là 300 mẫu, trong đó lượng phản hồi tập trung vào tuần đầu tiên và sau đó thưa hẳn. Có thể do đây là do hình thức thu thập dữ liệu trực tuyến dựa trên lời mời khảo sát được đăng trên tường Facebook, tin nhắn Facebook và gửi email.

Trong các phản hồi thu thập được, có một số được cho là không hợp lệ vì không có nội dung hoặc không hoàn thành nội dung khảo sát thiết yếu. Số phản hồi không hợp lệ này là 8. Do đó, dữ liệu dùng để phân tích sẽ là 568 mẫu (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Số lượng tham gia khảo sát Tổng số phản hồi nhận được 576

Số phản hồi không hợp lệ 8 Tổng số phản hồi hợp lệ cho phân tích 568

Dữ liệu phân tích cho thấy trong các phản hồi, phụ nữ chiếm đa số, tỷ lệ nữ chiếm 54% (n=308) và nam chiếm 46% (n=259) (Hình 4.1).

Hình 4.1: Tỷ lệ nam nữ của khảo sát

Tuổi trung bình của người tham gia khảo sát là giới trẻ khoảng hơn 20 tuổi. Nhóm cao nhất là từ 19 đến 22 tuổi, 40,49% (n=230); tiếp đến là nhóm tuổi từ 23 đến 26, 28,17% (n=160) và nhóm tuổi từ 27 đến 35 là 23,59% (n=134). Trong khi đó, nhóm có tỷ lệ thấp nhất 0,53% (n=3) là nhóm có độ tuổi trên 46 (Hình 4.2).

Hầu hết người tham gia khảo sát có trình độ đại học, cao đẳng, tỷ lệ này chiếm 84% (n=479). Nhóm có trình độ phổ thông và nhóm có trình độ sau đại học có tỷ lệ tương đương nhau, khoảng 6%. Ngoài ra, nhóm còn lại không xác định là 4% (n=24).

Hình 4.2: Phân bố tuổi của người tham gia khảo sát

Hình 4.3: Phân bố trình độ của người tham gia khảo sát

Những người tham gia khảo sát có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế chiếm 34% (n=184), lĩnh vực kỹ thuật công nghệ có tỷ lệ 23% (n=129), các lĩnh vực còn

lại có tỷ lệ thấp hơn (Hình 4.4) và phản hồi có lựa chọn là lĩnh vực khác là 34% (n=194).

Hình 4.4: Phân bố lĩnh vực chuyên môn

Để đáp ứng cho các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu được từ những người tham gia là thành viên của mạng xã hội Facebook. Tỷ lệ này chiếm khoảng 98% (n=557), chỉ có 11 người không phải là thành viên Facebook (Hình 4.5).

Hình 4.5: Tỷ lệ tham gia khảo sát là thành viên Facebook

Hầu hết những người nữ tham gia khảo sát là thành viên Facebook, cụ thể là 99% (n=305), chỉ có 3 người nữ không phải là thành viên Facebook (1%). Kết quả

cũng tương tự đối với nam 96,9% (n=251) là thành viên Facebook và 3,1% (n=8) không phải là thành viên Facebook (Hình 4.6).

Hình 4.6: Thành viên và không là thành viên Facebook (theo giới tính)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của bạn bè trên mạng xã hội đến quyết định mua sắm trường hợp Facebook (Trang 67)